Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng sau tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và dẫn đến sản sinh độc tố.
Thức ăn sẽ là "bạn" hay là "kẻ thù" - điều đó tùy thuộc vào việc bạn tiêu thụ đồ ăn như thế nào. Bao gồm những gì bạn ăn, thời điểm bạn ăn và cách bạn ăn nó như thế nào. Giới chuyên gia >dinh dưỡng vẫn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của cách ăn, cũng như lợi ích của việc kết hợp thực phẩm.
Ví dụ, trà xanh chanh là một sự kết hợp thực phẩm tuyệt vời, làm tăng lợi ích của nó. Nếu thêm nước cam quýt vào trà xanh làm tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa của cơ thể lên hơn 5 lần.
Theo Ayurveda (hệ thống y tế truyền thống của Ấn Độ, có nguồn gốc > 4000 năm trước): Có một số kết hợp thực phẩm không tương thích, được gọi là virudh aahar, tạm dịch là thực phẩm sai.
Ayurveda giải thích sự kết hợp thực phẩm sai: Mỗi thức ăn đều có mùi vị riêng (rasa), năng lượng làm nóng hoặc làm mát (virya), và tác dụng sau tiêu hóa (vipaka). Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng sau tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và dẫn đến sản sinh độc tố. Gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết, ung thư và thậm chí là gây tử vong trong một số trường hợp hiếm gặp.
Còn những thực phẩm giống nhau về hương vị, kết cấu, độ lạnh-ấm nếu được kết hợp với nhau có thể được tiêu hóa nhanh hơn và thậm chí giúp đốt cháy một số chất béo trong quá trình này.
Có 2 loại thực phẩm phổ biến nhất trong cuộc sống hay bị kết hợp sai là: Mật ong và sữa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng về những thực phẩm đại kỵ, không được kết hợp cùng mật ong và sữa.
Theo Ayurveda, trộn mật ong với bơ ghee (một loại bơ đã được làm sạch có nguồn gốc từ Ấn Độ) là một sai lầm nghiêm trọng. Mật ong có tính chất nóng, trong khi bơ ghee có tính chất lạnh. Chúng ta không bao giờ nên kết hợp các đặc tính trái ngược nhau với số lượng bằng nhau. Đặc biệt, nếu mật ong được đun nóng và trộn với bơ ghee, nó sẽ tạo ra HMF (một hợp chất hữu cơ được hình thành từ đường trong môi trường axit, sau quá trình xử lý nhiệt) có thể gây ra tác dụng phụ.
Theo các tài liệu của Ayurvedic, kết hợp củ cải với mật ong có thể dẫn đến việc hình thành các hợp chất độc hại, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Theo Ayurveda, sau khi đun nóng mật ong hoặc kết hợp mật ong với nước sôi thì mật ong sẽ chảy, dính chặt tương đương với keo. Các phân tử trong mật ong có thể sẽ bám chặt vào màng nhầy trong đường tiêu hóa, tiếp tục tạo ra độc tố, được gọi là Ama (thức ăn không tiêu), trở thành nguyên nhân gốc rễ của việc tăng cân, các bệnh về đường hô hấp, các vấn đề tiêu hóa và mất cân bằng đường huyết.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) - đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên.
Việc kết hợp đậu phụ cùng mật ong sẽ gây ra những tác động tiêu cực với >sức khỏe. Nguyên nhân là các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.
Các axit hữu cơ có trong mật ong gặp phải axit amin trong hành sẽ gây ra phản ứng sinh hóa, gây hại cho cơ thể. Nặng nề hơn có thể sản sinh ra chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Không nên kết hợp dưa hấu với sữa vì cả hai đều có tác dụng giải nhiệt, nhưng sữa lại nhuận tràng và lợi tiểu. Sữa cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, trong khi đó dưa hấu kích thích tiết ra axit dạ dày để tiêu hóa dưa... điều đó có thể khiến sữa đông lại. Ayurveda khuyên không nên vừa uống sữa và vừa ăn dưa hấu.
Theo Ayurveda, ăn chuối và sữa cùng nhau có thể làm giảm đi Agni (lửa tiêu hóa), chất chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Mặc dù trứng và sữa nấu chín cùng nhau là được. Nhưng trứng sống hoặc chưa nấu chín chắc chắn không được kết hợp cùng sữa.
Ăn trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín đôi khi có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm và thiếu hụt biotin.
Trà xanh có chứa flavonoid được gọi là catechin có một số tác dụng có lợi cho tim mạch. Khi thêm sữa vào loại trà này, các protein trong sữa, được gọi là casein, có thể tương tác với trà xanh để làm giảm nồng độ catechin.