Những năm gần đây, căn bệnh đột quỵ chiếm tỉ trọng cao và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Một số loại thực phẩm giúp mạch máu lưu thông ổn định, ngăn ngừa suy tim hiệu quả.

Thiên Bảo (t/h) 05:14 04/01/2023

Tác hại từ >đột quỵ

Theo VietNamNet, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đặc biệt, đột quỵ hay xảy ra trong mùa lạnh do khi bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Đột quỵ gây ra nhiều triệu chứng như người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể; có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt; cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động; nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng…

Về nguyên nhân đột quỵ tăng vào mùa đông, BS Nông Quốc Thiên (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn) giải thích nhiệt độ thấp làm mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp làm lưu lượng máu đến não kém. Mặt khác, mạch máu co lại dễ làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch.

Đột quỵ dễ xảy ra. Ảnh: Internet

Đối với những người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các biến chứng nặng nề. Thời gian vàng trong đột quỵ não là 3 đến 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ, người bệnh được đưa đến cơ sở y tế càng sớm, tỷ lệ tử vong và di chứng nặng sẽ càng giảm.

Vì vậy, cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn >sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

2 thực phẩm giúp “đột quỵ” tránh xa

Theo Phụ Nữ Việt Nam, sức khỏe tim mạch, cân nặng và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, những thực phẩm có khả năng giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,… có thể giúp hỗ trợ >phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Dưới đây là 2 thực phẩm bạn nên tham khảo:

Nước cam nguyên chất

Theo một nghiên cứu năm 2014 đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ, nước cam nguyên chất có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, có chứa kali làm giảm nguy cơ đột quỵ trên 90.140 phụ nữ lớn tuổi. Nước cam nguyên chất còn chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là flavonoid.

Cụ thể, lượng flavonoid có liên quan đến việc giảm 22% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở nam giới và giảm 19% nguy cơ đột quỵ ở nữ giới. Nghiên cứu được thực hiện với gần 69.620 phụ nữ ở Mỹ tham gia.

Nước cam nguyên chất. Ảnh: Internet

Súp lơ

Súp lơ là loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu rõ rệt trong số các loại rau. Súp lơ nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất xơ rất cao, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Đây là dưỡng chất có tác dụng làm sạch lòng mạch máu, giảm lượng hấp thu cholesterol và triglyceride bám trên thành mạch. Điều này trực tiếp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu và chứng xơ vữa động mạch. Do đó, trong thực đơn của người mỡ máu nên bổ sung súp lơ để ăn hằng ngày.

Các loại rau xanh cần thiết trong bữa ăn. Ảnh: Internet

Ngoài ra, ăn các loại rau màu xanh đậm khác cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng các chất có trong đậu có khả năng hỗ trợ giảm được chứng xơ vữa mạch đặc biệt là giảm được LDL cholesterol. Theo các nghiên cứu ở châu Á (Nhật Bản) nếu sử dụng khoảng 130-150g đậu/ ngày sẽ làm giảm được xơ vữa có ý nghĩa so với nhóm ít dùng hoặc không dùng. 

Người Nhật có món đậu nành lên men Nattokinase hay gạo đỏ lên men Red Rice rất tốt cho việc hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ, giảm mỡ máu, hạ huyết áp… Nên sử dụng đúng: đúng mục đích, thành phần, hàm lượng, tần suất,… để đảm bảo đúng khoa học và hiệu quả.

Cấp cứu người bệnh đột quỵ như thế nào?

Theo Báo Sức khỏe và >đời sống, sơ cấp cứu đột quỵ có vai trò rất quan trọng trong dự hậu của người bệnh. “Time is brain” nghĩa là thời gian là não. Lý do là khi người bệnh bị đột quỵ thiếu máu não thì “thời gian vàng” là rất quan trọng (4 tiếng rưỡi kể từ khi khởi phát đột quỵ).

Vì thế, khi chúng ta có thân nhân bị đột quỵ thì điều đầu tiên là càng sớm càng tốt phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Bởi vì cứ mỗi phút trôi qua thì có tới 16 triệu nơ ron thần kinh bị mất đi; do vậy time - thời gian là rất quan trọng với người đột quỵ.

Cấp cứu người đột quỵ khẩn cấp. Ảnh: Internet

Thứ hai nên đặt người bệnh ở bề mặt phẳng, cứng, tránh việc dùng các biện pháp như: vắt chanh, cố gắng nhét thuốc vào miệng người bệnh… Một trong những nguy cơ cao của người bị đột quỵ đó là hít sặc. Tuyệt đối không được nhét thức ăn, thuốc,… haybất kể một thứ gì vào miệng người bệnh. Khi người bị đột quỵ thì nguy cơ sặc là rất cao, việc làm này đẩy người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn rất nhiều.

Thứ ba: Quan sát nhịp thở. Nếu người bệnh ngưng thở nên tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay, nới lỏng quần áo.

Thứ tư: Cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên. Nếu lỡ người bệnh có nôn thì người nhà cũng sẽ dễ dàng dùng tay để moi thức ăn, chất nôn của người bệnh ra tránh việc người bệnh bị hít sặc vào phổi.

Nâng đầu người bệnh cao hơn một chút so với bề mặt của sàn hoặc giường.

 

Thiên Bảo (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe