Chẳng ai ngờ, một chất độc gây ung thư hàng đầu được WHO xếp hạng lại xuất hiện trong chính tổ ấm của mọi nhà, đặc biệt là tại 4 vị trí này.
Theo tờ QQ vừa đưa tin, ông Zhu (50 tuổi) đột nhiên bị sốt cao li bì nhiều ngày liền, dù có tiêm hay uống thuốc cỡ nào cũng không khỏi. Đến bệnh viện kiểm tra, kết quả chụp CT phổi và xét nghiệm cho thấy ông bị nhiễm trùng nấm aspergillosis nghiêm trọng ở cả 2 lá phổi, cần phải nhập viện điều trị ngay.
Bác sĩ điều trị cho hay, nhiễm trùng aspergillosis là bệnh được gây ra bởi loài nấm có tên aspergillus, thường sống trong đất, thực vật, bụi, lá khô và vật liệu xây dựng. Nếu trong điều kiện thích hợp, bào tử nấm sẽ phát triển mạnh và khiến bệnh nhân đột quỵ, áp xe, chảy máu đường tiêu hóa hay thậm chí là ung thư.
Theo lời ông Zhu kể lại, một tuần trước khi phát bệnh, ông đã cùng gia đình tổng vệ sinh lại nhà cửa mà không đeo khẩu trang. Khiến ông hít phải nhiều bụi bẩn ẩm mốc trong nhà mà không biết.
Tại sao nấm mốc lại có thể gây ung thư?
Theo SCMP, nấm mốc là một loại độc tố có nồng độ thấp, độc tính cao và có khả năng chịu nhiệt độ cao. Chúng thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt hoặc những nơi bí khí, không thông thoáng. Nấm mốc lây lan và sinh sản bằng cách tạo ra các bào tử - một thành phần phổ biến của bụi trong nhà ở và nơi làm việc.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố rằng, nấm mốc thật sự độc hơn 68 lần so với asen và được xếp vào loại chất gây ung thư hạng nhất. Nó có thể đi qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, tiếp xúc với da, đường hô hấp rồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe, thậm chí là tăng nguy cơ gây ung thư.
Với những người nhạy cảm, hít phải nấm mốc chỉ một lượng nhỏ thôi cũng gây các bệnh dị ứng như hen phế quản, buồn nôn và viêm da. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai hít quá nhiều nấm mốc thì sẽ có khả năng gây dị tật thai nhi, nặng hơn là sảy thai nên cần cẩn trọng trong thời gian thai kỳ.
Một vài triệu chứng cho thấy vi khuẩn đang phát triển mạnh trong nhà bạn, cần đặc biệt lưu ý:
- Viêm mãi không khỏi, lặp đi lặp lại nhiều lần
- Thiếu ngủ, hay mệt mỏi
- Vết thương lâu lành, mụn nhọt phát triển
- Dạ dày yếu hơn bình thường
- Hắt hơi nhiều lần
Có đến 4 nơi trong nhà ẩn chứa nấm mốc độc hại
Đừng tưởng nấm mốc chỉ xuất hiện ở những nơi ít người lui tới, đến cả trong nhà bạn cũng có đến 4 nơi mà nấm mốc rất dễ sinh sôi, cần lưu ý ngay để dọn dẹp sạch sẽ:
1. Phòng tắm
Nấm mốc rất thích các môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao, cho nên phòng tắm luôn là địa điểm "yêu thích" của chúng. Một vài nơi như các góc phòng tắm, khớp gạch, rèm phòng tắm... luôn là nơi chứa đựng nhiều nấm mốc hơn bạn tưởng.
Cách tốt nhất để giảm sự phát triển của nấm mốc trong phòng tắm là kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Cụ thể, sau khi tắm thì nên mở cửa và bật quạt để không khí thông thoáng, không được đóng quá kín để tránh ẩm mốc. Nên lau chùi và cọ rửa phòng tắm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn.
2. Bồn rửa trong nhà bếp
Theo thống kê, có đến 500.000 vi khuẩn và nấm mốc thường "cư ngụ" trong bồn rửa nhà bếp – gấp 1000 lần số lượng vi khuẩn trong phòng tắm. Bởi nó thường chứa nhiều rác thải thực phẩm nên để lâu không đổ sẽ phát triển một cách dữ dội, thậm chí là còn sinh sôi trong các góc kẹt nhỏ mà bạn không thể lau chùi.
3. Máy giặt
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Thượng Hải đã có một thực nghiệm về ẩm mốc trong máy giặt, bằng cách lấy 128 mẫu máy giặt được sử dụng hơn nửa năm để phân tích.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ phát hiện nấm mốc trong bể giặt là 60,2%, tỷ lệ phát hiện vi khuẩn là 81,3% và tổng tỷ lệ phát hiện coliform cao tới 100%. Nhưng quan trọng nhất là có đến 54,7% máy giặt chứa ba loại nấm nói trên cùng một lúc.
Nấm mốc trong máy giặt rất nguy hiểm vì nó sẽ làm chúng bám trên quần áo, đặc biệt là gây bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ. Ngoài ra, người già và trẻ em có sức đề kháng yếu cũng dễ bị dị ứng da nếu không phát hiện sớm.
4. Cửa tủ lạnh
Theo một khảo sát của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, xác suất phát hiện nấm mốc trong khoang và phần đệm của tủ lạnh là 83%. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, nấm mốc lại càng lan rộng và bành trướng nhiều hơn.
Mặc dù các bào tử nấm mốc không thể sản sinh dưới âm 10 độ trong tủ lạnh, nhưng sức sống của nó lại rất ngoan cường. Bào tử có thể tồn tại ở nhiệt độ âm 50 độ và một khi nhiệt độ tủ lạnh tăng lên, nó lại khôi phục sức sống như thường.
Một vài >vi khuẩn gây bệnh trong tủ lạnh có thể kể đến là salmonella, escherichia coli, listeria... Đã từng có báo cáo chứng minh rằng, phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes sẽ gây tử vong cho thai nhi. Tuy nhiên cũng chớ nên hoảng hốt bởi xác suất mắc bệnh là rất nhỏ.
Tóm lại, mỗi nhà cần phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa nhiều hơn để ngăn nấm mốc sinh sôi nảy nở. Cần dọn dẹp và phát quang những ngõ cụt trong nhà, dùng chất khử trùng để lau và hãy đeo khẩu trang khi làm việc. Một khi đã xuất hiện triệu chứng của nhiễm nấm mốc, bạn cần phải đi viện ngay chứ đừng tự mua thuốc về uống.