Đưa con trai nhỏ 3 tháng tuổi đi khám khi bé bị ốm, bú mẹ khó, chị Hương (Nam Định) tá hỏa khi bác sĩ cho biết ngoài bị viêm VA bé còn bị dính thắng lưỡi.

11:05 29/07/2023

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương hiện là giám đốc Bệnh viện An Việt, thời gian qua số trẻ đi khám vì phát hiện dính thắng lưỡi rất nhiều. Đây là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải.

Thông thường, trẻ sẽ được phát hiện ngay trong tháng đầu khi thăm khám >sức khỏe định ký hoặc tiêm chúng. Một số khác bố mẹ đưa đi khám cho thấy con khó bú, khó phát âm hay chậm lên cân.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An tư vấn cho bệnh nhân

Dính thắng lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp phải nhiều khó khăn khi bú nên trẻ sẽ chậm lên cân hoặc bú rất lâu.

Ngoài ra, trẻ khi dính thắng lưỡi thường có các biểu hiện như cử động của lưỡi bị hạn chế, đầu lưỡi của trẻ không thè được ra bên ngoài, không đụng được nóc vòng họng, khi trẻ khó đầu lưỡi có hình trái tim...

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, dính thắng lưỡi không phải vấn đề quá nghiêm trọng nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi phát hiện hay nghi ngờ con bị dính thắng lưỡi nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có cách xử trí.

Thông thường, việc chỉ định >cắt dính thắng lưỡi hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ bị dính nhiều hay ít và mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát âm, bú mẹ của trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi nhiều và ảnh hưởng đến việc bú sẽ được chỉ định cắt. Các trường hợp nặng có thể ảnh hưởng tới phát âm của trẻ, các bác sĩ sẽ hội chẩn để điều trị.

Cắt dính thắng lưỡi là một phẫu thuật nhỏ, trẻ có thể ra về trong ngày sau khi được thực hiện. Phụ huynh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần theo dõi và chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận, không nên cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu, không cho trẻ sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng.

 

 

Theo Tuấn Khanh/Gia Đình Việt Nam