Đau nửa đầu sau bên trái là một bệnh cho thấy sức khỏe của bạn đang có nguy cơ tiềm ẩn, vì thế không nên chủ quan…
Đau nửa đầu sau bên trái gây phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống không ít. Đầu cổ là vị trí nâng đỡ toàn bộ hệ thống não bộ cũng như có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ tim đến não, chúng giữ vai trò quan trọng và gây ảnh hưởng đến >sức khỏe khi bộ phận này có vấn đề.
Bệnh này khá phổ biến, không chừa sót 1 ai, nhất là ở người trưởng thành. Nếu như bệnh không phải do thương tích gây ra, thì người bệnh cần chú ý các dấu hiệu của cơ thể để can thiệp chữa trị kịp thời.
Đau nửa đầu sau bên trái là bệnh gì? Đau nửa đầu sau bên trái còn có một tên gọi khác là Migraine. Chứng bệnh này là hiện tượng đau không cố định, có lúc đau liên tục ở vị trí nửa đầu trái, có lúc đau cả 2 bên kèm theo triệu chứng mạch đập.
Khi người bệnh bị đau nửa đầu sau bên trái sẽ có các biểu hiện bất thường về thị giác như mắt bị nhòe, cảm giác buồn nôn chóng mặt và mạch đập ở vị trí thái dương.
Nếu đau nhẹ thì người bệnh sẽ có cảm giác đau vừa phải, nếu nặng hơn sẽ đau dữ dội, tăng nhanh và có các dấu hiệu khác như sợ tiếng động, ánh sáng và luôn ở trong trạng thái căng thẳng đầu óc.
Hiện tượng đau nửa đầu sau gáy bên trái có nguyên nhân từ đâu? Đau nửa đầu sau bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có 4 nguyên nhân chính bao gồm:
- Đau nửa đầu do các dây thần kinh não bị rối loạn khiến cho các mạch máu não co giãn bất bình thường tạo ra những cơn đau như âm ỉ ở nửa đầu hoặc đau một cách đột ngột.
- Do mất ngủ, dùng chất kích thích như cà phê, rượu…người bệnh thường xuyên bị stress, thay đổi hormone dẫn đến serotonin bị phóng thích, đào thải đột ngột gây ra đau đầu dữ dội.
- Phụ nữ bước vào độ tuổi 30 – 50 thay đổi nội tiết tố khiến xảy ra tình trạng căng thẳng thường xuyên cũng là một nguyên nhân gây đau nửa đầu sau bên trái.
- Nguyên nhân cuối cùng là do di truyền từ mẹ sang con…
Triệu chứng đau nửa đầu bên trái thường do một cơn đau đầu nguyên phát hoặc một vấn đề sức khỏe khác gây nên như chấn thương, viêm xoang, bệnh liên quan đến mạch máu, làm dụng thuốc.
Người bệnh thường cảm thấy mờ mắt, sốt, đổ mồ hôi, đau tới mức không thể sinh hoạt hằng ngày và cơn đau đầu về sau có sự khác biệt so với cơn trước đó và tần suất đau càng ngày càng dữ dội hơn.
Bệnh xuất phát từ 3 nguyên nhân chính bao gồm chứng đau nửa đầu (Migraine, đau đầu do căng thẳng, đau đầu chùm).
Chứng đau nửa đầu thường gặp chủ yếu ở phụ nữ, cơn đau bắt đầu từ thái dương rồi lan rộng ra các vị trí xung quanh. Chúng sẽ đau dữ dội, đau nhói và tập trung vị trí nửa đầu sau bên trái và kéo dài 4 – 72 giờ.
Khi đau đầu thì người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và khó chịu với các mùi hương.
Hiện tượng đau đầu do căng thẳng chiếm hầu hết ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở người trưởng thành do đặc thù và áp lực công việc, tuy nhiên mức độ căng thẳng có giảm đi nhiều hơn so với chứng đau migraine.
Diễn biến của bệnh này là cảm giác đau siết chặt, bắt đầu từ phía sau mắt, chuyển dần đến trán và dừng lại ở phía sau đầu bên trái. Đồng thời cơ cổ và vai bị căng cứng, khó vận động.
Đau đầu chùm là kiểu đau liên hoàn gây khó chịu nhất, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau ở một bên mắt, một thái dương hoặc một bên trán kèm theo các triệu chứng khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi, mí mắt xệ xuống, đỏ và chảy một bên mắt, mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi.
Cơn đau có độ dài khoảng 5 đến 10 phút, có khi từ 30 – 60 phút hoặc ở tần suất cao hơn là 3 giờ đồng hồ và rơi vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, một đợt kéo dài khoảng 4 -12 tuần. Thường bị nhiều nhất vào mùa xuân và thu nên dễ gây nhầm lẫn với đau đầu dị ứng.
Tình trạng đau đầu này nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị tê vai gáy, các chi khó cử động. Nếu kéo dài làm cho bệnh nhân thấy phiền toái trong mọi hoạt động hằng ngày, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc stress.
Chứng đau nửa đầu sau bên trái sẽ bị kích thích mạnh khi người bệnh cảm thấy căng thẳng, ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ giấc, tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài và hít phải những mùi hương như nước hoa hồng, ăn một số thực phẩm như phô mai, socola và thức uống có cồn.
Thông thường, người ta thường điều trị nhanh bằng cách uống thuốc giảm đau tạm thời có bán tại các nhà thuốc như paracetamol, ibuprofen, aspirin…
Nhưng khi cơn đau đầu chuyển biến nghiêm trọng hơn thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ bằng những toa thuốc giảm đau mạnh hơn và phụ hợp hay các liều thuốc giãn cơ để giảm cơn đau. Riêng chứng đau đầu chùm có khi cần trị liệu bằng một liệu trình thở oxy nguyên chất.
Để hạn chế và phòng ngừa bệnh đau nửa đầu sau gáy tìm đến bạn bất cứ lúc nào thì cần có những thói quen sinh hoạt lành mạnh và đều độ, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống khoa học đầy đủ.
Khi ngủ không nên kê gối quá cao, nên nằm nghiêng về một bên và khi làm việc trước máy tính nên giữ thẳng lưng, cổ, thường xuyên tập các bài tập quay trái, phải, đứng lên thư giãn để máu huyết lưu thông hoặc massage nhẹ nhàng bằng dầu nóng.
Bên cạnh đó các bài >luyện tập nhẹ nhàng thư thiền, yoga, đi bộ, bơi, các bài trị liệu như massage, bấm huyệt sẽ phát huy tác dụng thư giãn tuyệt đối, giảm hẳn cảm giác căng thẳng và giúp máu lưu thông tốt hơn, hay sử dụng trà gừng, trà hoa cúc để giảm đau cũng là một phương án phòng ngừa hiệu quả.
Cũng có thể sử dụng các liệu pháp thảo dược để vận hành khí huyết như ngải cứu giã nát trộn mật ong, mật ong trộn bột quế, lá chìa vôi đun nước. Các bài thuốc đắp cũng phát huy tác dụng không kém như xương rồng ngâm dấm, rượu ngâm lá lốt…
Ngoài ra, chúng ta cần sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế và tránh xa các chất kích thích có cồn như rượu, bia, caffeine, phô mai…
Có một số trường hợp người bệnh do quá đau mà tùy tiện dùng các loại thuốc giảm đau liều mạnh mà không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến nhiều tác dụng phụ ngoài mong muốn như ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, chức năng thận, gan và đường huyết…
>>> Xem thêm:
- Đau nửa đầu sau gáy bên phải: hồi chuông cảnh báo bạn cần lưu ý
Nhìn chung, đau nửa đầu sau bên trái là tình trạng co cứng cơ cổ phía sau gáy bên trái do rối loạn thần kinh, căng thẳng, stress, nội tiết tố, di truyền hoặc có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, các bệnh về xương khớp. Chúng ta cần biết cách phòng tránh bằng cách điều tiết chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi mắc phải.