Đau bụng quanh rốn và buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo một số chứng bệnh về hệ tiêu hóa, tiết niệu đang tìm đến bạn. Vậy liệu pháp nào cho bệnh lý này? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Đau bụng đã cho thấy hệ tiêu hóa và bài tiết của bạn có vấn đề, nếu kèm theo buồn nôn thì có thể nhẹ, cũng có khả năng là một biến chứng nguy hiểm. Chứng đau bụng quanh rốn và buồn nôn dù bất cứ lý do nào cũng cần tìm đến sĩ để chẩn đoán và có thái độ xử trí phù hợp, tránh để lâu bệnh nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đau bụng xung quanh rốn và buồn nôn xuất hiện ở người lớn là nguyên nhân của bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu hiện tượng này là nguồn cơn của bệnh lý nào nhé!
Khi có các dấu hiệu đau bụng quanh rốn và có cảm giác khó chịu nôn mửa thì đồng nghĩa với loài giun đã ký sinh trong cơ thể bạn. Tình trạng đó xảy ra dữ dội khi giun chui vào cuống mật làm người bệnh cảm thấy đau quằn quại tới mức phải gập người lại để giảm cơn đau.
Người bệnh mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa là khi vừa đau bụng quanh rốn, vừa buồn nôn kèm theo các biểu hiện như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, ợ chua, đắng miệng. Lúc này các cơ vòng của đường ruột co thắt bất thường làm các chức năng của hệ tiêu hóa mất cân bằng gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Hội chứng này là một biến chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, người bệnh cũng xảy ra tiêu chảy, táo bón do đại tràng co thắt.
Khi có triệu chứng ợ chua, ợ hơi, mệt mỏi kéo dài khiến sụt cân và đau bụng quanh rốn, buồn nôn thì có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Căn bệnh viêm ruột thừa rất nguy hiểm, khi ruột bị viêm, sưng, nhiễm trùng. Bệnh này nguy hiểm và thậm chí gây ra tử vong do khi bị nhẹ thì không có biến chứng gì.
Các bệnh liên quan đến đường tiết niệu xuất hiện khi cơ quan này bị nhiễm khuẩn, sỏi thận, viêm đường tiết niệu. Thường có các triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu gắt, nước tiểu có mùi hôi cùng đau bụng quanh rốn và buồn nôn.
Đối với nữ thì khá phổ biến khi có các dấu hiệu đau bụng quanh rốn và buồn nôn gây ra bệnh phụ khoa. Đó là sự cảnh báo cho các chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ như mang thai ngoài tử cung, rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu.
Đau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em cũng giống như đau bụng buồn nôn ở người lớn. Tuy nhiên, cơ địa của trẻ em xuất hiện một số triệu chứng không giống hẳn người trưởng thành và xuất hiện thêm một vài bệnh lý khác tiềm tàng.
Cùng chúng tôi truy tìm thủ phạm gây ra căn bệnh trên cho trẻ em để áp dụng những kiến thức đó quan sát biểu hiện của trẻ để kịp thời chữa trị.
Triệu chứng viêm tụy cấp bao gồm đau bụng quanh rốn, buồn nôn, thậm chí nôn mửa và nhịp tim của trẻ tăng cao bất thường. Gia đình cần đưa bé đến gặp bác sĩ để truyền dịch tĩnh mạch và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh trở nặng, cần cho bé nhập viện để theo dõi.
Bệnh này xảy ra ở trẻ sơ sinh, hầu hết sẽ tự lành khi bé lên 2 tuổi. Khi bị thoát vị rốn thì trẻ sẽ có cảm giác đau bụng quanh rốn tại vị trí thoát vị, bụng bé sẽ phình ra kèm theo sưng tấy. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu cho bé phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng tắc ruột.
Tắc ruột non khá nguy hiểm đối với trẻ, là tình trạng ruột non của bé bị tắc nghẽn khiến thức ăn không đi vào bên trong để tiêu hóa. Khi thấy trẻ có các biểu hiện như sốt, tăng nhịp tim, ói mửa, đầy hơi, mất nước, ăn không ngon, táo bón…thì cần đưa bé nhập viện ngay lập tức để giải nén ruột.
Nguyên nhân của tắc ruột non thông thường đến từ nhiễm trùng, thoát vị, khối u, viêm ruột và mô sẹo lần từ phẫu thuật bụng trước.
Phình động mạch chủ ở trẻ khi phát hiện sẽ được bác sĩ can thiệp phẫu thuật nhằm ngăn chặn các biến chứng xấu phát triển. Để không đe dọa tính mạng của trẻ thì các bậc phụ huynh cần quan sát biểu hiện dù nhỏ nhất của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh cho nhập viện sớm trước khi phát bệnh.
Khi bệnh phát ra thì động mạch chủ sẽ bị vỡ, máu chảy vào nội tạng, mạch chủ lúc này sẽ bị phình to khiến bé đau bụng quanh rốn và buồn nôn cùng các triệu chứng khó thở, huyết áp thấp, tăng nhịp tim, ngất xỉu, yếu bất ngờ một bên cơ thể.
Khi lưu lượng máu trong cơ thể bị gián đoạn do tắc mạch máu hoặc bệnh máu đông thì bé sẽ xuất hiện các cơn đau quanh rốn, buồn nôn, nhịp tim tăng cao, có máu trong phân. Biện pháp điều trị cho căn bệnh nghiêm trọng này là phẫu thuật và điều trị đông máu.
Khi bé có các biểu hiện như đau bụng quanh rốn, sốt, nôn ói tiêu chảy, da rịn mồ hôi thì có thể bé đã mắc phải chứng viêm dạ dày. Bệnh không quá nghiêm trọng phải nhập viện vì có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên gia đình không nên chủ quan vì mất nước lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thể trạng bé.
Viêm ruột thừa cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức vì ruột thừa bé có khả năng bị vỡ, gây nguy hiểm cho tính mạng bé, chúng cần được cắt bỏ. Đối với viêm ruột thừa thì bé có các biểu hiện bất thường như sốt, đầy hơi, ăn không ngon, táo bón hoặc tiêu chảy, nôn mửa và hơn thế nữa bé đau bụng tới mức khó cử động.
Cơn đau của loét dạ dày khác với các triệu chứng khác là cơn đau có thể lan đến phần ức của trẻ. Bé cũng có các dấu hiệu tương tự như ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, ợ hơi và mệt mỏi.
>>> Xem thêm:
- Những thủ phạm gây đau bụng quanh rốn và đau lưng, không phải ai cũng biết
Khi trẻ bị đau bụng quanh rốn và buồn nôn thì không thể tự thực hiện điều trị tại nhà mà gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác bao gồm xem xét tiền sử bệnh của bé và thực hiện kiểm tra thể chất và một vài xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu để đánh giá số lượng tế bào máu và mức độ điện giải.
- Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc sỏi thận
- Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh
- Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc CT để giúp hình dung các cơ quan trong bụng của bé.
Như vậy là chúng ta đã truy tìm ra được thủ phạm gây ra các chứng đau bụng quanh rốn và buồn nôn. Dù bệnh xảy ra ở trẻ em hay người trưởng thành đều rất nguy hiểm. Đặc biệt là trẻ em không thể nói hoặc bé đã biết nói nhưng không biết cách giải thích tình trạng cơ thể. Do đó, bố mẹ không nên xem nhẹ mà nên thường xuyên quan sát mọi biểu hiện bất thường ở trẻ để kịp thời can thiệp chữa trị trước khi tình trạng xuất hiện biến chứng xấu khó lường.