Đau bụng dưới rốn ở nữ là biểu hiện cho thấy nhiều loại bệnh phụ khoa khác nhau. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ…
Để biết cách điều trị cũng như các triệu chứng khi >đau bụng dưới rốn ở nữ thì các chị em cần lưu ý như sau:
Đau bụng dưới rốn là cảm giác đau từ vùng bụng tính từ rốn trở xuống. Ở nữ giới đây là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh phụ khoa khác nhau, thậm chí là các bệnh lý nguy hiểm khác. Một vài bệnh thường gặp bao gồm:
Đau bụng âm ỉ dưới rốn ở nữ là biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều, sốt, đau vùng xương chậu khi quan hệ hoặc khi đại tiểu tiện, từ đó viêm nhiễm âm đạo, tử cung lây lan đến buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng gây ra hiện tượng vô sinh.
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ cũng còn một nguyên nhân khác là mang thai ngoài tử cung. Khi trứng đã thụ tinh không di chuyển về tử cung mà làm tổ tại vòi trứng hoặc bám bên trong ống dẫn trứng sẽ làm chị em phụ nữ đau bụng dưới rốn, chảy máu âm đạo và gây chóng mặt buồn nôn.
Đau bụng dưới rốn ở giữa ở nữ còn là một loại bệnh phụ khoa khác là lạc nội mạc tử cung. Khi các mảnh nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung sẽ gây ra hiện tượng đau bụng, đau vùng khung chậu, quan hệ đau, ra máu… về lâu dài sẽ dẫn đến vô sinh.
Khi thấy các dấu hiệu như đi tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, liên tục kèm các biểu hiện khác như khí hư ra nhiều, đau bụng dưới rốn thì có khả năng bạn đã bị vi khuẩn lậu tấn công vào hệ tiết niệu làm viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra, còn có một số bệnh lý khác khiến xảy ra tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, đau bụng kinh, đau bụng rụng trứng…
Đau bụng dưới rốn sau khi quan hệ có sao không? Bên cạnh các biểu hiện do tâm lý và kích thích trong quan hệ thì chị em không nên chủ quan vì có thể đó là nguyên nhân từ một loại bệnh phụ khoa. Chị em có thể tham khảo một vài nguyên nhân sau để kịp thời đến bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh.
- Quan hệ quá mạnh hoặc tư thế không đúng: Trong cuộc “yêu” do dùng sức quá nhiều, hấp tấp, vội vàng khi quan hệ dễ gây ra áp lực đột ngột lên thành tử cung, cơ bụng, trực tràng, bàng quang… làm xảy ra hiện tượng đau bụng dưới.
- Thời gian quan hệ kéo dài: Quan hệ lâu có thể dẫn đến tắc nghẽn vùng chậu gây ra đau bụng, cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng này là thay đổi tư thể thoải mái, dễ chịu cho cả hai.
- Quan hệ trong thời kỳ mang thai: Chuyện phòng the khi mang thai ảnh hưởng ít nhiều đến phụ nữ và thai nhi, nhất là ba tháng đầu và tháng cuối cùng thường xảy ra các cơn co thắt tử cung, hậu quả không chỉ gây đau bụng thậm chí có thể gây sảy thai, sinh non.
- Do đang bị mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Viêm cổ tử cung và tử cung, Viêm vùng chậu, U xơ tử cung, U nang buồng trứng, Lạc nội mạc tử cung...
Đau bụng dưới rốn ở nữ có phải có thai không? Hiện tượng đau bụng dưới rốn ở nữ ngoài bệnh phụ khoa, do quan hệ, do các bệnh lý khác thì còn một nguyên do nữa có thể là chị em đã có tin vui đấy!
Đau bụng là một trong những dấu hiệu của mang thai trong giai đoạn đầu, trong 7-10 ngày quá trình trứng cấy vào tử cung sẽ tạo ra cảm giác đau bụng âm ỉ. Nhưng để không bị nhầm lẫn thì chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác như mệt mỏi, buồn nôn, căng tức vùng ngực, chậm kinh…
Để chắc chắn mình đã cấn thai hay không thì hãy mua que thử thai về thử, trường hợp có 2 vạch tức mẹ đã có thai. Còn trường hợp chỉ có 1 vạch thì tình trạng đau bụng không thuyên giảm thì hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng >sức khỏe.
Trong cách chữa đau bụng dưới rốn ở nữ thì bao gồm cả phương pháp đông và tây y. Các chị em có thể tham khảo để áp dụng cho mình biện pháp điều trị phù hợp nhất nhé!
- Chị em có thể dùng gừng tươi bằng cách rửa sạch, giã nát trộn cùng với nửa thìa cà phê bơ sữa hoặc cắt lát miếng gừng và đắp lên vùng bụng khoảng 10 phút sẽ giảm cảm giác đau bụng trái dưới rốn ở nữ.
- Một phương án khác là dùng là bạc hà xay ra và trộn cùng hỗn hợp gừng, tỏi, tiêu, thì là pha cùng nước ấm uống mỗi ngày 2 lần cực kỳ hiệu quả.
- Mật ong là một liệu trình an toàn và phát huy công dụng tốt trong giảm đau bụng ở nữ. Cách làm là pha 1-2 thìa mật ong vào nước ấm uống trực tiếp. Chị em nên tìm mua đúng mật ong thật mới có tác dụng vì trên thị trường hiện nay trà trộn rất nhiều mật ong giả hoặc không còn nguyên chất.
>>> Xem thêm:
- Hiện tượng thai 39 tuần đau bụng lâm râm báo hiệu điều gì?
- Ra máu báo nhưng không đau bụng cảnh báo điều gì?
Sau khi thực hiện kiểm tra lâm sàng, siêu âm ổ bụng, nội soi thì bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân đó.
Điều trị bằng thuốc như các loại thuốc giảm co thắt tử cung, tiêu diệt vi khuẩn, cân bằng nội tiết trong trường hợp phát bệnh nhẹ.
Trường hợp nặng hơn sẽ chuyển qua dùng phương pháp ngoại khoa bao gồm:
- Phương pháp O3 Oxygen cho bệnh nhân bị viêm nhiễm âm đạo.
- Phương pháp Dao Leep để loại bỏ mảnh lạc nội mạc ở cổ tử cung.
- Phương pháp DHA tiêu diệt khuẩn lậu.
- Tiểu phẫu bóc tách u xơ, cắt bỏ thai ngoài tử cung bị vỡ.
Các bác sĩ còn kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu ở một số trường hợp như chiếu sóng viba, tia hồng quang, sóng không gian để giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Trong bất kỳ bệnh nào, để phát huy hiệu quả khi điều trị, tránh tình trạng ủ bệnh kéo dài thì việc chăm sóc tại nhà giữ vai trò quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh. Do đó, không chỉ theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên tại bệnh viện mà khi xuất hiện đau bụng thì bệnh nhân nên tạm nghỉ các công việc đang làm mà dành thời gian để nghỉ ngơi.
Chế độ ăn uống cũng chiếm phần lớn trong bảo vệ cơ thể, chỉ nên ăn đồ ăn nhẹ để giảm đau khi đói, tránh ăn những thức ăn chua, cay hoặc quá nóng và thức uống có cồn như bia rượu, thức uống có gas như nước ngọt…
Hơn nữa, để tạo cảm giác dễ chịu hơn khi đau bụng xuất hiện thì bệnh nhân nên mặc những trang phục thoải mái, không quá bó sát, nhất là chật ở vùng bụng làm tần suất cơn đau gia tăng nhiều hơn. Và quan trọng là tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian mà khi chưa có sự hướng dẫn và đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Đau bụng dưới rốn ở nữ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là từ bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, để phát hiện và điều trị kịp thời thì khi có các biểu hiện khác thường, chị em nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh, cũng có thể là một tin vui bất ngờ như mang thai chẳng hạn.