Đau bao tử buồn nôn có phải là bệnh hay không? Những dấu hiệu của bệnh đau bao tử là gì?

Cúc Nguyễn 16:49 04/03/2020

Đau bao tử là căn bệnh phổ biến của rất nhiều người với cuộc sống hiện đại như hiện nay. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu về đau bao tử buồn nôn và những dấu hiệu nhận biết cũng như cách chữa trị của bệnh.

Cách nhận biết đau bao tử

Đau thượng vị

Đau bao tử buồn nôn phải làm sao?- Ảnh minh họa: Internet

Đây là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày. Đối với bệnh nhân bị bệnh tá tràng cũng sẽ gặp trường hợp này. Khi gặp phải triệu chứng này người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng gây khó chịu.

Khi bị đau thượng vị, thông thường sẽ không xuất hiện các cơn đau dữ dội. Vị trí đau dạ dày là từ bụng lên ngực hoặc lan rộng ra cả vùng sau lưng, cơn đau xuất hiện trong khoảng thời gian 2 tuần đầu trong thời gian đầu của bệnh và có tính lặp lại. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa cơn đau sẽ lại xuất hiện.

Tình trạng bệnh kéo dài bệnh nhân sẽ bị đau triền miên ảnh hưởng đến >đời sống và >sức khỏe. 

Ăn uống kém hơn

Bệnh nhân đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn, lượng thức ăn giảm đi hoặc khẩu vị kém đi. Nguyên nhân của việc này là do thức ăn tiêu hóa chậm khiến sau khi ăn người bị bệnh cảm thấy chướng bụng, có cảm giác nặng nề và ấm ách.

Sau khi ăn người bệnh sẽ có cảm giác đau thượng vị, vùng này bị bỏng rát sau đó lan lên xương ức và gây ra cảm giác buồn nôn.

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Ợ hơi, ợ chua - Ảnh minh họa: Internet

Đây là triệu chứng đặc biệt của đau dạ dày, nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân của hiện tượng ợ chua là do hoạt động của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn không được tiêu hóa hiệu quả dẫn đến tình trạng lên men. Tình trạng này đi cùng với các dấu hiệu đau thượng vị. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đắng và chua khi ăn uống hay hơi trong cơ thể lên tận trên họng nhưng chỉ dừng lại ở nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc phía sau xương ức.

Cảm giác buồn nôn và nôn

Buồn nôn là dấu hiệu của đau dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Đây là một biểu hiện bệnh lý của viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc cũng có thể là ung thư dạ dày. Người bệnh nôn nhiều sẽ gây ra tình trạng rách niêm mạc thực quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nôn nhiều cũng khiến cho cơ thể mất nước và điện giải, nếu để nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch, sút cân nhanh và thiếu máu.

Cách trị đau bao tử buồn nôn

Bánh mỳ, bánh quy ngọt

Bánh mì trị đau dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Người đau bao tử nên để sẵn bánh mì không nhân trong nhà, khi cơn đau xuất hiện bạn có thể ăn một chút bánh mì. Bánh mì có công dụng thấm hút bớt dịch thừa dạ dày và làm giảm cơn đau.

Một thực phẩm khác có công dụng tương tự như bánh mì là bánh quy vì bánh quy có độ xốp thẩm thấu giúp giảm dịch dạ dày. Bạn nên lựa chọn loại bánh quy ngọt vì bánh quy mặn khiến cơn đau dạ dày tăng lên.

Chườm nóng

Để giảm cơn đau dạ dày bằng cách chườm nóng bạn cần thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn rót nước nóng vào vỏ một chai nước, bạn cũng có thể đổ nước nóng vào túi chườm
  • Bạn dùng gạch nướng nóng để chườm bụng mỗi khi bạn bị đau dạ dày

Sức nóng có công dụng làm tăng lưu thông máu, giảm co bóp của dạ dày và làm dịu cơn đau. Ngoài vùng bị đau bạn cũng nên giữ ấm cho các bộ phận khác như chân hay cổ để tránh nhiễm lạnh.

Xoa bụng

Xoa bụng làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan tiêu hóa, nhất là vùng dạ dày. Từ đó làm tăng hiệu quả làm việc của hệ tiêu hóa và làm giảm cơn đau dạ dày.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đặt một hoặc cả hai bàn tay lên bụng sau đó xoa theo chiều kim đồng hồ
  • Tiếp tục xoa nhẹ nhàng cho đến khi bụng ấm lên thì cơn đau cũng dịu đi.

Đau bao tử nên ăn uống gì

Sữa ấm

Công dụng đau dạ dày của sữa đã được biết đến rộng rãi, tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học nếu dùng quá nhiều sữa sẽ kích thích việc tiết acid gây ra tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Vì vậy bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên dùng sữa khi cảm thấy quá đau và cũng không nên sử dụng quá nhiều.

Trà gừng

Trà gừng làm giảm cơn đau dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Trà gừng có công dụng làm giảm tình trạng viêm dạ dày và xoa dịu cơn đau. Nhưng bạn nên chú ý, nếu dạ dày đang trong tình trạng có vết loét, đau và nóng rát thì bạn không nên dùng trà gừng vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm tăng các cơn đau.

Cách dùng trà gừng như sau:

  • Bạn lấy 10g gừng gọt vỏ rửa sạch sau đó cắt thành hạt lựu nhỏ
  • Tiếp theo bạn cho gừng vào 1 ly nước sôi, đậy kín miệng ly trong vòng 15 phút là có thể dùng

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc làm giảm cơn đau dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Trà hoa cúc có công dụng chống co thắt các cơ ở dạ dày, giải nhiệt, kháng viêm. Cách dùng trà hoa cúc để làm giảm cơn đau dạ dày như sau:

  • Bạn chuẩn bị 10g hoa cúc và 30ml mật ong
  • Sau đó bạn cho hoa cúc vào ấm và tráng qua với nước sôi.
  • Bước tiếp theo bạn cho nước vào và hãm trà từ 10 đến 15 phút
  • Bước cuối cùng ban gạn lấy nước trà và uống cùng với mật ong.

Đau bao tử buồn nôn không phải là một căn bệnh khó chữa nếu bạn biết cách và kiên trì trong việc điều trị. Tùy vào giai đoạn bệnh lý của mình mà bạn có thể áp dụng cho mình cách chữa cũng như giảm đau phù hợp.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe