Củ từ là một trong những thực phẩm mang lại nhiều công dụng hữu ích. Vậy củ từ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?
Củ từ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như củ mài, sơn dược, khoai từ…và là một trong những thực phẩm đại bổ trong những ngày đông. Nhiều người thắc mắc ăn củ từ có tác dụng gì? hay ăn củ từ như thế nào tốt cho >sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giúp bạn có thêm nhiều thông tin cũng như những tác dụng mà củ từ mang lại.
Củ từ có tên khoa học là Dioscorea esculenta, là một loại dây leo bằng thân quấn thường mọc phổ biến ở miền Nam. Lá củ từ có cuống dài, các gân lá đối xứng qua gân chính, phiến lá hình trái tim và nhọn ở đuôi lá. Cả thân cây và lá đều có màu xanh, thường leo rậm rạp thành giàn bụi.
Củ khoai từ tròn và dài không đều nhau có nhiều rễ con quanh vỏ. Tuy nhiên, các gân vỏ của củ từ nằm xuôi ngang nên rất dễ bóc vỏ theo dạng khoanh tròn. Vỏ củ từ có màu nâu vàng, thịt củ màu trắng hoặc hơi vàng và có nhiều nhớt. Khi nấu chín thì giòn hoặc hơi bở.
Thông thường, củ từ thường được dùng bằng cách luộc, nướng hoặc nấu canh (củ từ già thì nhiều bột hơn).
Củ từ là loại củ quen thuộc được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không biết củ khoai từ có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng mà củ từ mang đến mà bạn cần biết:
Củ từ giúp hỗ trợ cơ thể hoạt động thông suốt nhờ cung cấp nhiều năng lượng. Củ khoai từ cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp kích thích nhu động ruột.
Khi trời trở lạnh là thời điểm các bệnh về tim mạch có nguy cơ tái phát. Trong củ từ có chứa nhiều vitamin, protein niêm dịch và các nguyên tố vi lượng. Những chất này có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của chất béo trong mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chứng huyết áp thấp.
Do đó, củ từ là thực phẩm hữu ích trong những ngày đông đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp hoặc bệnh tim.
Nhiệt độ giảm kéo theo sự suy giảm cường độ trao đổi chất trong cơ thể con người. Mọi người thường thích ăn lẩu vào mùa đông, những thói quen này khiến cho các bệnh về đường ruột có nguy cơ gia tăng.
Polyphenol oxidase và amylase trong khoai từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Củ từ còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu và có công dụng tương tự như những loại thuốc bổ tỳ vị. Do đó, những người có tỳ dương suy yếu hoặc dạ dày mắc chứng âm hư chán ăn đều cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng có trong củ từ.
Bên cạnh đó, cho củ từ vào nồi lẩu sẽ giúp hương vị thơm ngon hơn và bảo vệ đường ruột trong những ngày giá rét.
Củ khoai từ có chứa rất nhiều vitamin B cần thiết để thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, củ từ cũng rất giàu vitamin C và A. Vitamin C có tác dụng chống lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch rất tốt. Vitamin A có trong củ từ cũng giúp cải thiện làn da, chống lại các bệnh ung thư phổi và khoang miệng.
Củ khoai từ rất giàu các khoáng chất như: chất sắt, kali, canxi, mangan. Kali có trong khoai từ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp. Bên cạnh đó, chất sắt cũng rất cần thiết cho quá trình hình thành của các hồng cầu và ngừa thiếu máu hiệu quả.
Củ từ cũng được sử dụng như một loại thuốc tại nhiều quốc gia Đông Á. Do trong củ từ có chứa allantoin là một hợp chất giúp vết thương mau lành khi được thoa lên các vết ung nhọt. Ăn củ từ sẽ giúp kích thích sự ngon miệng và cải thiện các vấn đề về phế quản.
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng được làm từ củ từ bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Nấu tảo biển và củ từ với 1,5 lít nước. Sau khi nước giảm còn 1 lít thì lọc lấy nước rồi cho gạo vào nấu cháo.
Bạn nên ăn cháo củ từ khi còn nóng và ăn 2 lần trong ngày sẽ giúp thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt và ngừa ung thư hiệu quả.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên về một số công dụng mà củ từ mang lại, sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc củ từ có tác dụng gì cũng như một số công thức nấu củ từ thơm ngon và bổ dưỡng ngay tại nhà.