Cây đinh lăng nói chung hay củ đinh lăng nói riêng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu củ đinh lăng có tác dụng gì trong bài viết sau.
Ngày nay việc tìm đến các vị thuốc Đông y để bồi bổ hay chữa bệnh vô cùng phổ biến bởi ít gây tác dụng phụ và mang lại nhiều lợi ích tích cực với >sức khỏe. Trong đó cây đinh lăng được nhiều người lựa chọn vì giá thành hợp lý và có nhiều bộ phận trên cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu xem củ đinh lăng có tác dụng gì trong bài viết sau.
Đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá hoặc nam dương sâm. Đinh lăng có đặc điểm là cây nhỏ, cao từ 1-2 mét. Lá kép lông chim, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng có màu trắng xám hoặc lục nhạt, quả dẹt, màu trắng bạc. Trong đó củ, rễ, cành và lá đều được dùng để điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe, hơn nữa còn được chế biến thành một số món ăn. Đặc biệt là phần củ đinh lăng thường được dùng để ngâm rượu sử dụng điều trị bệnh hiệu quả.
Trong củ đinh lăng chứa nhiều các tinh chất và dược tính tốt có lợi cho sức khỏe như: vitamin B, alcaloid, saponin, flavonoid, glucozit, tanin và các loại axit amin khác. Nhờ đó củ đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, cụ thể như sau:
Sử dụng củ đinh lăng đúng cách giúp bồi bổ rất tốt cho các chị em đang cho con bú. Hơn nữa còn giúp lợi sữa, tăng chất lượng sữa, phòng ngừa trường hợp tắc tia sữa hay căng tức ngực.
Củ đinh lăng còn có công dụng tạo tiền đề cho sức khỏe cơ thể được bồi bổ, giảm căng thẳng mệt mỏi. Bên cạnh đó nó còn có tính mát giúp thư giãn tinh thần, chống suy nhược cơ thể.
Trong củ đinh lăng chứa nhiều axit amin và alkaloid giúp trẻ ngủ sâu, ngủ ngon hơn. Không bị đổ mồ hôi hay giật mình lúc ngủ.
Ngoài ra, củ đinh lăng còn giúp chúng ta ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ hệ tuần hoàn, lưu thông máu huyết…
Củ đinh lăng không chỉ tốt cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: ho lâu ngày do có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa đau nhức khớp, giảm đau, làm lành các vết thương, đau xương khớp do hoạt động nặng nhiều, viêm khớp dạng thấp, gout, loãng xương, viêm khớp nhiễm trùng, chữa sốt lâu ngày, đau tức ngực khó chịu, đau đầu,…
Hơn thế, củ đinh lăng ngâm rượu đặc biệt tốt cho cánh mày râu khi giúp chữa liệt dương, tăng cường chức năng sinh lý, tăng ham muốn và chất lượng tinh trùng, bổ thận tráng dương, giúp chuyện chăn gối vợ chồng được cải thiện.
Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 30g đinh lăng tươi (rễ, cành), 10g lá hoặc vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g sài hồ (rễ, lá, cành), 20g lá tre tươi, 30g cam thảo dây (hoặc cam thảo đất), 30g rau má tươi, 20g me chua đất. Sau đó chỉ cần sơ chế các nguyên liệu sạch sẽ rồi tiến hành cắt nhỏ, đổ ngập nước sắc đặc lấy 250 ml. Trong ngày chỉ cần chia ra 3 lần dùng là được.
Để thực hiện bạn chuẩn bị khoảng 80g lá cây đinh lăng được sơ chế sạch. Sau đó sao vàng rồi sắc uống. Mỗi ngày dùng lượng vừa đủ trong 2 đến 3 tháng sẽ thấy công hiệu.
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 0.5 g đinh lăng (rễ) phơi khô, 100ml nước. Đầu tiên bạn cần sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, thái mỏng phần rễ đinh lăng rồi cho phần nước vào tiến hành đun sôi trong 15 phút, sử dụng 2 hoặc 3 lần trong ngày là được.
Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị khoảng 50 đến 100g lá đinh lăng tươi, 1 cái bong bóng lợn. Sau đó, sơ chế sạch các nguyên liệu trên rồi băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn.
Ngoài ra, còn nhiều bài thuốc khác từ đinh lăng mà bạn có thể tham khảo như: chữa vết thương, chữa đau tử cung…
>>> Xem thêm:
- Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng an toàn, hiệu quả
- Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách sử dụng lá đinh lăng trong khi tắm
Để có được hiệu quả tốt nhất bạn nên chọn những củ đinh lăng chất lượng, đạt chuẩn. Từ đó sẽ cho mùi vị ngâm rượu tăng hương thơm hơn rất nhiều. Có 2 loại là đinh lăng lá nhỏ và lá to. Loại đinh lăng lá nhỏ được sử dụng phổ biến. Và khi lựa chọn loại củ nên chọn củ có tuổi đời từ 3 đến 5 năm, nên mua 1kg trở lên.
Nếu bạn muốn sử dụng củ đinh lăng lâu dài để hỗ trợ điều trị bệnh hay chỉ đơn giản là bồi bổ thì cũng nên căn cứ tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, bạn không được phép sử dụng đinh lăng nếu thuộc các đối tượng sau: phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 10 tuổi, các trường hợp dị ứng với các thành phần hóa học của đinh lăng. Đối với các trường hợp đang dùng thuốc để điều trị các bệnh khác cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng dược tính của đinh lăng tương tác với thuốc.
Không thể phủ nhận những lợi ích của đinh lăng, nó không chỉ có công dụng như một loại thuốc bổ mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ để giữ an toàn cho bản thân. Mong những chia sẻ xoay quanh chủ đề củ đinh lăng có tác dụng gì có thể giúp ích cho các bạn.