Cụ bà Maria Branyas (sinh năm 1907), người Tây Ban Nha, năm nay đã 116 tuổi, nhưng trí nhớ vẫn cực kỳ minh mẫn, khỏe mạnh. Người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới chia sẻ bí quyết sống thọ chỉ nhờ 2 việc này.
Cụ bà Maria Branyas sinh ra tại San Francisco, Mỹ vào ngày 4/3/1907, sau một năm, gia đình đã di cư sang Tây Ban Nha. Cụ đã sống sót qua hai cuộc chiến tranh thế giới, một cuộc nội chiến và hai đại dịch toàn cầu, trở thành người cao tuổi nhất thế giới sau khi nữ tu sĩ người Pháp André qua đời hồi đầu tháng ở tuổi 118.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng cụ vẫn sử dụng mạng xã hội thường xuyên để tương tác với hàng nghìn người theo dõi. Có bài đăng cụ chia sẻ: “Tôi đã già, rất già rồi, nhưng tôi không phải kẻ ngốc”
Cụ Morera sống trong viện dưỡng lão tại Catalonia, Tây Ban Nha suốt 22 năm qua. Người phụ nữ có ba con, 11 cháu và 13 chắt, cụ còn cho hay mình "rất ngạc nhiên và biết ơn" vì sự quan tâm của mọi người khi cụ trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Không giống như hầu hết những người lớn tuổi, cụ Maria không có vấn đề về tim mạch và có trí nhớ tốt, cụ có thể kể lại những sự việc đã qua từ năm 4 tuổi một cách rõ ràng như thể chúng mới xảy ra ngày hôm qua.
Ngoài một vài vấn đề về thính giác sau khi cụ bị ngã thì hoàn toàn không có khó khăn nào về >sức khỏe.
Manel Esteller, giáo sư di truyền học tại Đại học Barcelona, giám đốc Viện bệnh bạch cầu Josep Carreras (IJC-CERCA) nói về bà cụ: “Cụ ấy quá tuyệt vời. Cụ suy nghĩ rõ ràng và nhớ tất cả những trải nghiệm của mình khi mới 4 tuổi. Cụ cũng không mắc bất kỳ bệnh tim mạch thường gặp nào ở người già. Vấn đề duy nhất là vấn đề vận động và thính giác. Một bên tai của cụ không nghe được, không phải do tuổi tác mà là do chơi đùa khi còn nhỏ”.
Các nhà khoa học trong nhóm vị giáo sư này đã thu thập mẫu ADN của cụ để nghiên cứu. Họ hy vọng tìm ra chìa khóa giúp kéo dài tuổi thọ và phát triển chúng để có thể trở thành phương pháp điều trị sau này. Cụ cũng chia sẻ 2 bí quyết mà cụ làm mỗi ngày để có được sức khỏe như hiện tại.
Ăn sữa chua mỗi ngày và không ăn quá nhiều
Chia sẻ về bí quyết sống lâu của mình, cụ Maria cho biết: Tôi không bao giờ ăn quá nhiều, quá no nhưng tôi ăn mọi thứ và không tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nào cả. Mỗi ngày tôi cũng ăn một ít sữa chua để đẹp da và tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa”.
Việc không nạp quá nhiều đồ ăn mỗi ngày sẽ khiến cơ thể dễ dàng hấp thu, tiêu hóa và bài tiết. Điều này cũng làm ta thấy cân nặng và cảm giác cơ thể trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Việc ăn đủ, no 80% cũng chính là một trong những bí quyết >trường thọ hàng đầu của người Nhật Bản. Nguyên tắc này dựa trên hiện tượng đã được khoa học chứng minh rằng dạ dày cần 20 phút để báo hiệu cho não về lượng thức ăn cơ thể đã hấp thụ. Khi đó, thay vì tiếp tục ăn cho đến lúc no căng, bạn hãy dừng lại khi vẫn còn hơi đói. Một lát sau, cơ thể sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.
Việc mỗi ăn ăn 1 hộp sữa chua cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Cũng bởi vậy mà bà cụ không có quá nhiều vấn đề về tim mạch hay thể chất. Ăn sữa chua hàng ngày sẽ cung cấp nhiều chất >dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng còn cực kỳ tốt cho hệ miễn dịch biểu mô, hỗ trợ chăm sóc đẹp và đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh, kéo dài tuổi thọ.
Lạc quan, bình yên và tránh xa tiêu cực
Chia sẻ trên mạng xã hội, cụ Maria cũng viết rằng: “ Để sống được đến thời điểm này, tôi luôn hướng cuộc sống của mình trở nên tĩnh lặng, bình yên, không quá xô bồ và ồn ào. Tôi luôn gắng duy trì các mối quan hệ thật tốt đẹp và hạnh phúc với gia đình, người thân và bạn bè xung quanh mình.
Thay vì tuổi già cứ loanh quanh trong căn phòng với 4 bức tường, tôi thích ra ngoài và tiếp xúc với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành. Tôi cũng luôn cố gắng điều tiết cảm xúc của mình, giữ một tâm thế ổn định và thái độ tích cực, lạc quan trong mọi chuyện. Có nhiều người sẽ đem đến cho bạn cảm xúc tiêu cực, tuy nhiên hãy cố gắng tránh xa và giữ cho mình sự dễ chịu trong tinh thần”.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ, những người lạc quan có nhiều khả năng đạt được 'tuổi thọ đặc biệt'. Những người lạc quan thường duy trì lối sống tích cực, có chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập luyện, vậy nên có trọng lượng cơ thể ở ngưỡng tốt…. Những đặc điểm này chính là chìa khóa cho sức khỏe và tuổi thọ mà mọi người chúng ta nên học tập.
Gen di truyền và “may mắn”
Hai điều này mặc dù không phải là bí quyết, tuy nhiên, cụ Maria cũng tin rằng, tuổi thọ của bà cũng phụ thuộc vào yếu tố gen và “may mắn”.
Giáo sư Estelle cũng đồng ý với điều này: “Chắc chắn là sẽ có yếu tố di truyền. Có một số người trong gia đình cụ đã sống đến hơn 90 tuổi”. Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng sẽ tập trung phát triển các gen có liên quan trực tiếp tới quá trình lão hóa từ gen của cụ. Với mục tiêu, họ sẽ tìm ra và phát triển các loại thuốc liên quan đến tuổi già, các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến tuổi tác, ung thư hay tim mạch.