Các trường hợp COVID-19 đang gia tăng trở lại trên toàn cầu, chủ yếu ở những người chưa được tiêm chủng. Hầu hết các trường hợp này là do biến thể delta và omicron có khả năng lây nhiễm cao của SARS-Cov-2. 

An Nhiên (dịch) 16:51 17/03/2022
Ảnh minh họa

Khoảng 1/4 trẻ em từ 12-15 tuổi đã được tiêm chủng. Trước sự gia tăng các ca bệnh và không thể tiêm phòng cho trẻ nhỏ, nhiều bậc phụ huynh lo ngại về sự an toàn khi đi du lịch trong mùa hè này.

Rủi ro của COVID-19 liên quan đến du lịch phần lớn được xác định bởi cách bạn sẽ đi du lịch, bạn sẽ đi đâu, ai sẽ ở đó cùng bạn và bạn sẽ làm gì ở đó. Bằng cách đánh giá các vấn đề này, cha mẹ có thể đưa ra quyết định sáng suốt về kế hoạch du lịch của mình.

1. COVID-19 gây rủi ro cho trẻ em như thế nào?

Khi nghĩ đến COVID-19 và những đứa trẻ chưa được tiêm chủng, cần xem xét hai loại rủi ro cả về nguy cơ trực tiếp cho đứa trẻ và nguy cơ lây truyền cho người khác. Trẻ em phát triển bệnh nặng do COVID-19 ít phổ biến hơn nhiều so với người lớn và tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn.  Nhưng trẻ em vẫn có thể chết vì COVID-19. Một số trẻ em cũng bị COVID-19 kéo dài trong khi những tác động kéo dài của COVID-19 vẫn chưa được hiểu rõ.

Ảnh minh họa

Trong năm qua, COVID-19 là một trong những nguyên nhân gây tử vong liên quan đến bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em.

Nhưng ngay cả khi trẻ em không bị bệnh nặng với COVID-19 hoặc có các triệu chứng, chúng vẫn có thể truyền vi-rút cho trẻ em và người lớn khác. Tỷ lệ lây truyền SARS-CoV-2 từ trẻ em sang người lớn bằng khoảng một nửa tỷ lệ lây truyền từ người lớn sang trẻ em. Vì vậy, ngay cả khi nguy cơ đối với trẻ em là thấp, việc lây truyền cho những trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng khác vẫn là một mối quan tâm nghiêm trọng.

2. Các chuyến đi đường bộ có an toàn hơn đi đường hàng không?

Mọi người có thể gặp những người khác thường xuyên hơn khi đang đi du lịch, điều này tự động làm tăng khả năng tiếp xúc với một người nào đó có COVID-19.

Ảnh minh họa

Với việc di chuyển bằng máy bay, các gia đình cần cân nhắc số lượng người mà họ tiếp xúc ở sân bay cũng như trên máy bay. Trong sân bay, khách du lịch tiếp xúc trong nhà với nhiều người, có thể đến từ các vùng khác nhau của đất nước và thế giới. Nhưng rủi ro có thể được giảm bớt nhờ yêu cầu đeo khẩu trang mọi lúc tại các sân bay.

Trên máy bay, khách du lịch có thể ngồi gần một số người bên ngoài gia đình của họ trong vài giờ và một số người trong số này có thể không tuân thủ các yêu cầu về khẩu trang một cách nhất quán

Nhìn chung, đi du lịch bằng ô tô có vẻ an toàn hơn, với mức độ phơi nhiễm được giới hạn ở các điểm dừng nghỉ không thường xuyên và các bữa ăn ngắn.

3. Điểm đến ảnh hưởng đến rủi ro lây nhiễm như thế nào?

Ảnh minh họa

Cho dù trong cộng đồng của chính mình hay khi đi du lịch xa, một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng cần xem xét là tỷ lệ các trường hợp COVID-19, bao gồm cả tỷ lệ mắc các biến thể mới trong cộng đồng đó. Khi tỷ lệ COVID-19 tăng lên trong một cộng đồng, điểm đến đó trở nên kém an toàn hơn so với một cộng đồng có tỷ lệ thấp, ổn định.

Một cách để đánh giá rủi ro của một điểm đến cụ thể là so sánh COVID-19 gần đây và tỷ lệ tiêm chủng ở điểm đến của bạn với tỷ lệ trong cộng đồng của riêng bạn bằng cách sử dụng trang web của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC hoặc các trang web chính thống tại quốc gia của bạn.

4. Những điểm cần đặc biệt chú tâm khi ra ngoài dã ngoại

Khi mọi người đi du lịch, họ tiếp xúc với những người lạ, bạn bè và đại gia đình mà họ sẽ không gặp ở nhà. Những tương tác này, mà các nhà dịch tễ học gọi là "trộn lẫn", làm tăng cơ hội cho mọi người tiếp xúc với SARS-CoV-2.

Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng từ việc pha trộn đó phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng của những người gặp phải, số lượng người gặp phải, tính chất của cuộc gặp đó và thời gian gặp phải. Nếu bạn ở gần nhiều người trong vài giờ, rủi ro sẽ lớn hơn nếu bạn ở gần một vài người trong thời gian ngắn. Nếu hầu hết tất cả mọi người bạn sẽ tiếp xúc đều được tiêm chủng, thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất thấp. Nhưng khi số lượng người không được tiêm chủng tăng lên, rủi ro cũng sẽ tăng lên .

5. Loại hoạt động nào là an toàn?

Ảnh minh họa

Một nguyên tắc chung quan trọng là ở ngoài trời an toàn hơn ở trong nhà . Trong nhà, vi rút có thể tồn tại trong không khí một thời gian, làm tăng khả năng phơi nhiễm. Ở ngoài trời, vi rút phân tán nhanh chóng, làm giảm đáng kể khả năng bạn tiếp xúc với vi rút do ai đó bị nhiễm corona.

Mối quan tâm hàng đầu ở ngoài trời là khi mọi người ở gần nhau trong thời gian dài. Ngồi gần người khác trong vài giờ ở ngoài trời, chẳng hạn như trong một trận đấu bóng chày hoặc một lễ hội >âm nhạc, có thể mang lại một số rủi ro, đặc biệt nếu mọi người không đeo khẩu trang và tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng thấp. Đối với những đứa trẻ chơi cùng nhau, một hoạt động như đấu vật trên cỏ sẽ kém an toàn hơn so với chơi đá bóng cùng nhau.

6. Những bước nào có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng?

Ảnh minh họa

Không có quyết định nào là đúng cho tất cả mọi người. Mỗi bậc cha mẹ sẽ cần phải cân nhắc các rủi ro và đưa ra quyết định của riêng mình. Đi du lịch chắc chắn sẽ dẫn đến việc tiếp xúc với trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng. Nhưng rủi ro sẽ được xác định bởi mức độ tiếp xúc đó.

Điều quan trọng cần nhớ là tiêm chủng chỉ là một trong những công cụ có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Cân nhắc sử dụng mặt nạ, khẩu trang trong nhà bất cứ khi nào có thể. Khẩu trang làm giảm sự lây truyền và đã được chứng minh là một biện pháp bổ sung hiệu quả cho việc tiêm chủng. 

Ảnh minh họa

Trước khi đi du lịch, các gia đình nên nói chuyện thông qua các kỳ vọng và mối quan tâm của nhau, cả trong gia đình của họ và với những người khác mà họ sẽ gặp gỡ. Những cuộc trò chuyện này có thể khó khăn. Mọi người nên nói chuyện cởi mở, trung thực và không phán xét ai đã được chủng ngừa và ai chưa được chủng ngừa và thống nhất với nhau về một loạt các quy tắc phòng bệnh nếu vẫn muốn đi du lịch trong mùa dịch.

Theo HowStuffWorks

An Nhiên (dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe