Theo lời giới thiệu của những nhân viên cơ sở này, tẩy trắng mực bằng oxy già công nghiệp giúp mực trắng sạch hơn, cứng hơn, được loại bỏ hết chất nhớt...

Tâm Anh 07:28 15/05/2021

Mực ươn thối hóa trắng phau, tươi ngon nhờ chiêu trò dùng hóa chất công nghiệp

Mới đây, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) bất ngờ kiểm tra cửa hàng hải sản Minh Phát, nằm ở phía sau chợ Long Biên thì phát hiện cơ sở sử dụng oxy già để >tẩy trắng mực đem bán ra thị trường.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ 1 chai nhựa còn chứa khoảng 30ml dung dịch oxy già cùng 30kg mực mai đã tẩy trắng. Nhân viên của cơ sở này thừa nhận đã nhiều lần sử dụng oxy già để làm sạch mùi hôi thối, tẩy trắng mực, dù biết rõ đây là chất phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ 1 chai nhựa còn chứa khoảng 30ml dung dịch oxy già cùng 30kg mực mai đã tẩy trắng.

Được biết, theo video ghi nhận qua nhiều tháng của nhóm phóng viên, những nhân viên của cơ sở này bắt đầu màn ngâm tẩm mực trong hóa chất. Bước đầu tiên là cho cả chục gói muối vào trong thùng phi chứa nước. Tiếp đó cho mực đã mổ bỏ hết nội tạng vào trong thùng. Sau đó nhân viên lấy một chai nhựa chứa dung dịch trong suốt đổ thẳng vào trong thùng chứa mực. 

Theo lời giới thiệu của những nhân viên cơ sở này thì đây là oxy già công nghiệp, có tính ăn mòn và tẩy trắng rất mạnh. Khi làm, người thanh niên này đã phải đeo găng tay cao su dài đến tận cổ tay trước khi cho tay vào thùng ngoáy đều dung dịch để ngấm vào những con mực.

Tẩy trắng mực bằng hóa chất công nghiệp, cụ thể là oxy già giúp mực trắng sạch hơn, cứng hơn, được loại bỏ hết chất nhớt. Với chiêu trò này, mỗi ngày cả tấn mực bẩn được vận chuyển đi nhiều nhà hàng, quán ăn, chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội.

Ăn mực tẩy trắng bằng oxy già làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể, dễ mắc bệnh mãn tính như ung thư

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hiện nay tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa trong công nghiệp như dùng oxy già để tẩy trắng mực, giúp >mực tươi ngon, không còn hôi thối làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn.

Hiện nay tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa trong công nghiệp như dùng oxy già để tẩy trắng mực, giúp mực tươi ngon, không còn hôi thối làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn.

Hóa chất được sử dụng tẩy trắng mực, giúp mực tươi ngon, hết nhớt bẩn, đồng thời loại bỏ mùi hôi thối ở những con mực chết ươn nhiều ngày chính là dung dịch hydro peroxyd, công thức H2O2 còn gọi là oxy già. Bộ Y tế từng đưa ra khuyến cáo dung dịch chỉ được dùng ngoài, không được uống.

Chuyên gia nhận định, khi dùng oxy già để tẩy trắng thực phẩm nói chung sẽ có tác dụng sát khuẩn, làm trắng thực phẩm, đánh bay mùi hôi thối. Tuy nhiên đó là đối với nước oxy già tinh khiết dùng trong y tế mới có thể đảm bảo. Thực tế thì các các cơ sở chế biến thực phẩm thường dùng nước oxy già công nghiệp rẻ hơn nhiều, thường chứa nhiều tạp chất, độc chất gây hại >sức khỏe người tiêu dùng.

Do đó, nguy cơ ăn phải mực được tẩy trắng bằng oxy già tại những cơ sở như vừa nêu trên thực sự nguy hiểm. Đây là một hình thức gian lận thương mại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Điều đáng nói, những ảnh hưởng thực phẩm bẩn này lại thường xuất hiện ở dạng bệnh mãn tính, chất độc tích tụ lâu ngày thành bệnh nguy hiểm chứ không phải phát hiện dễ dàng trong ngày một ngày hai.

Làm thế nào để nhận biết mực bị tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp?

Theo chuyên gia, khi đi mua mực cần chú ý các tiêu chí lựa chọn như sau:

- Màu sắc: Mực tươi sẽ có màu sắc sáng bóng. Phần màu nâu sẽ nâu sậm, còn phần thân mực sẽ trắng đục như sữa. Màu của mắt mực trong veo, không bị lồi ra ngoài, có thể nhìn thấy rõ con ngươi và không bị vàng hay chảy dịch. Mực không tươi thì phần mắt đã chuyển sang màu đục hơn, đôi khi có dịch chảy ra.

- Khi sờ vào thân mực: Phần thịt mực săn chắc và có độ đàn hồi cao. Khi ấn tay vào phần thân mực, mực sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu và không để lại vết lõm.

- Khi quan sát: Mực tươi thì phần đầu và các xúc tu, râu mực sẽ dính chặt vào nhau, chắc chắn. Mực không tươi thì các phần trên thường mềm nhũn và dễ tách rời.

Theo Tiểu Nguyễn/Tổ Quốc