Sau khi kiểm tra bệnh tình, cô Trần được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên được chuyển sang khoa Tiêu hóa & Gan mật.
Cô Trần (16 tuổi) sống tại huyện Nghi Lan, Đài Loan, thường xuyên có biểu hiện tức ngực, khó nuốt, thậm chí trước kỳ thi cô không thể ngủ ngon và chuyên tâm học hành. Bố mẹ cho rằng con gái mắc bệnh tim nên đưa cô đến khám tại khoa tim mạch, bệnh viện Lotung Pohai Hospital. Sau khi kiểm tra bệnh tình, cô Trần được chẩn đoán mắc bệnh >trào ngược dạ dày thực quản nên được chuyển sang khoa Tiêu hóa & Gan mật.
B.S Lâm Phong Niên, khoa Tiêu hóa & Gan mật, cho biết >bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nhiều người ngộ nhận nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản là do axit tiết ra nhiều, chỉ cần uống thuốc là có thể ức chế tiết axit dạ dày. Thực tế điều này là sai lầm, bởi nếu người bệnh phụ thuộc vào thuốc sẽ khiến bệnh tái phát.
Ngoài nguyên nhân axit tiết ra nhiều, có thể kể đến là do suy cơ thắt dưới thực quản hoặc thoát vị hành, áp lực ổ bụng tăng đột ngột (chẳng hạn bệnh nhân béo phì), có vấn đề về tiêu hóa hoặc thần kinh nhạy cảm.
Đối với những người có thần kinh nhạy cảm, khi dịch axit tiết ra nhiều sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khoảng 10 lần gây tổn thương thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị viêm loét.
Triệu chứng điển hình của >bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Ngực nóng rát, tức ngực, khó nuốt, nếm thấy vị chua. Triệu chứng ít gặp là đau ngực, ho khan, thở khò khè. Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản tiếp diễn trong thời gian dài khiến niêm mạc thực quản tổn thương sẽ biến chứng thành bệnh Barrett thực quản.
BS Lâm cảnh báo, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bằng thuốc, nhưng cần nhất vẫn là thay đổi thói quen của người bệnh. Ngoài việc giải tỏa áp lực trong cuộc sống, bệnh nhân tránh ăn uống vô tội vạ, ăn uống thất thường, tránh cà phê, đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ, tránh nằm nghỉ ngay sau khi ăn để giảm thiểu áp lực lên dạ dày.
Người bệnh nên ăn ít, chia làm nhiều bữa, kiểm soát cân nặng, tránh ăn khuya. Nếu người bệnh phát hiện có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản cần đến bệnh viện tìm ra nguyên nhân, tránh lạm dụng thuốc.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc.
- Ợ nóng hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở trước xương ức, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng.
- Nếm thấy vị chua.
- Ho hoặc thở khò khè.
- Khàn giọng.
- Viêm họng.
Nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Béo phì.
- Uống rượu hoặc các chất có cồn.
- Thoát vị cơ hoành.
- Mang thai.
- Hút thuốc.
- Khô miệng.
- Hen suyễn.
- Tiểu đường.
- Bệnh mô liên kết.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
- Có một chế độ ăn hợp lý, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từ sữa.
- Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo.
- Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn.
- Giữ cân nặng hợp lý.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không mặc đồ bó sát.
- Không hút thuốc.