Khi bạn bị tiểu đường, việc lựa chọn các loại tinh bột phức hợp có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định để duy trì năng lượng suốt cả ngày.

15:45 10/05/2023

Nếu bạn bị tiểu đường, thì việc để ý lượng tinh bột nạp vào cơ thể là vô cùng quan trọng. Bởi tinh bột, đặc biệt là tinh bột đơn giản, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, theo thời gian có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của >bệnh tiểu đường. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn tinh bột, bởi vẫn có những tinh bột hữu ích cho người bị bệnh tiểu đường. Vậy cụ thể là những tinh bột nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về 9 loại tinh bột mà người bệnh tiểu đường nên ăn được chuyên gia khuyên dùng nhé!

TOP 9 loại tinh bột mà người bệnh tiểu đường nên ăn

1. Đậu lăng

Theo USDA, 1/2 chén đậu lăng nấu chín cung cấp:

  • Tinh bột: 20 gam
  • Calo: 115

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ tốt cho >sức khỏe tim mạch của bạn—và điều đó đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tiểu đường. Trong đó, đậu lăng cung cấp tất cả protein, tinh bột, chất xơ và sắt trong một khẩu phần ăn ngon miệng.

2. Táo

 

Theo USDA, một quả táo cỡ trung bình cung cấp:

  • Tinh bột: 25 gam
  • Calo: 95

Thành phần giàu chất xơ và mang hương vị giòn ngọt, táo là loại trái cây ít gây tăng đột biến lượng đường trong máu hơn một số loại trái cây khác. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng & Trao đổi chất cho thấy rằng ăn nhiều trái cây nguyên hạt — bao gồm táo, nho và quả việt quất — có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

3. Việt quất

 

Theo USDA, một cốc quả việt quất cung cấp:

  • Tinh bột: 21 gam
  • Calo: 85

Bất kỳ loại quả mọng nào cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn bị tiểu đường, và quả việt quất cũng không phải là ngoại lệ. Với đặc điểm ít calo và nhiều chất xơ, chúng cũng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch.

4. Khoai lang

Theo USDA, một củ khoai lang nấu chín cỡ trung bình (còn vỏ) cung cấp:

  • Tinh bột: 24
  • Calo: 103

Khoai lang là một lựa chọn thơm ngon, dễ chế biến, chứa nhiều carbs phức hợp, chất xơ và vitamin A — đồng thời còn có thể giúp hạ đường huyết dễ dàng. Đặc biệt, việc để nguyên vỏ còn có thêm chất xơ và chất >dinh dưỡng hữu ích khác.

5. Sữa chua

 

Theo USDA, một cốc sữa chua nguyên chất, ít béo cung cấp:

  • Tinh bột: 17
  • Calo: 154

Sữa chua không chỉ cung cấp protein, tinh bột và canxi mà còn cung cấp vitamin D—một chất dinh dưỡng mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường cần bổ sung nhiều hơn. Một số nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đặc biệt, một tổng quan năm 2017 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy rằng ăn 80-125 gram sữa chua mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, chỉ nên dùng sữa chua nguyên chất, không có đường bổ sung và được làm ngọt tự nhiên bằng trái cây thôi nhé.

6. Yến mạch

Theo USDA, một cốc yến mạch nguyên chất cung cấp:

  • Tinh bột: 21 gam trên mỗi khẩu phần ( 3/4 cốc)
  • Calo: 125

Một loại thực phẩm nhất định phải có trong danh sách của bạn chính là yến mạch, chúng rất giàu chất xơ hòa tan, được tiêu hóa và hấp thụ chậm, nên ít gây ra đột biến về lượng đường trong máu. Đồng thời, yến mạch cũng giúp giảm cholesterol, rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn. 

7. Hạt diêm mạch

 

Theo USDA, 1/2 cốc hạt diêm mạch nấu chín cung cấp:

  • Tinh bột: 20 gam
  • Calo: 111

Chứa nhiều tinh bột phức hợp, protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, hạt diêm mạch có tác động thấp đến lượng đường trong máu, khiến nó trở thành lựa chọn hoàn hảo nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng rất dễ dàng chế biến — hãy thử thay thế cơm và món mỳ ống thông thường của bạn bằng loại hạt dinh dưỡng và thơm ngon này nhé.

8. Đu đủ

 

Theo USDA, một chén đu đủ cung cấp:

  • Tinh bột: 16
  • Calo: 62

Loại trái cây nhiệt đới này chứa nhiều chất xơ và nước, có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, đu đủ cũng có hàm lượng kali cao, giúp bảo vệ tim và giúp kiểm soát huyết áp rất hữu hiệu.

9. Lúa mạch

Theo USDA, một cốc hạt lúa mạch nấu chín cung cấp:

  • Tinh bột: 44
  • Calo: 193

Loại ngũ cốc nguyên hạt thường bị bỏ qua này có chứa chất xơ beta-glucan, một vũ khí bí mật trong cuộc chiến chống lại lượng đường trong máu cao. Cụ thể, trong quá trình tiêu hóa, beta-glucan tạo thành một chất sệt, làm chậm quá trình tiêu hóa. Do đó, glucose được giải phóng dần dần, ngăn không cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên. 

Trên đây là tổng hợp 9 loại tinh bột mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn. Với những loại tinh bột vừa dinh dưỡng lại có thể giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu như này, các độc giả còn chần chừ gì mà không thêm ngay vào chế độ ăn lành mạnh của mình nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích tới quý độc giả nhé!