Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một loại rối loạn tâm lý phổ biến hiện nay. Vậy chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cụ thể là gì và cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay!

Cúc Nguyễn 14:50 12/12/2019

Nhiều người nghe đến cái tên rối loạn ám ảnh cưỡng chế khá lạ và nghĩ đó không phải là một chứng bệnh, đơn giản là một hiện tượng tâm lý. Nhưng thực chất nó còn nguy hiểm hơn vậy. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn kiến thức về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và cách chữa trị nhé.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một loại rối loạn tâm lý khá phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh rối loạn tâm lý mãn tính khiến cho suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân trở nên bất thường. Ám ảnh ở đây thường là các nỗi lo sợ hoặc suy nghĩ mơ hồ thường xuyên xuất hiện và khiến bệnh nhân thực hiện các hành vi mang tính chất cưỡng chế. Người mắc bệnh có thể tự loại bỏ những ám ảnh đó, tuy nhiên nếu cố quá sẽ bị căng thẳng hơn. Do đó, họ thực hiện các hành vi nhằm giải tỏa áp lực vô hình.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến cho hành vi trở nên bất thường - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Dấu hiệu của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là các ám ảnh xuất hiện liên tục và có các hành vi cưỡng chế mà không hề sử dụng ma túy hoặc do các bệnh lý khác gây nên. Các suy nghĩ và hành vi này khiến bạn kiệt sức dần dần và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. 

Các ám ảnh thường xảy ra như: 

  • Đầu xuất hiện các suy nghĩ không tốt đẹp như các hình ảnh bạo lực, máu me, chém giết.
  • Dày vò vì nỗi sợ hãi rằng mình sẽ làm hại đến người khác hoặc điều gì đó xấu hổ và thu mình lại.
  • Luôn tự nhận lỗi, xuất hiện dấu hiệu tự nhận trách nhiệm vì những điều tồi tệ và sai trái nào đó sắp và sẽ xảy ra.
  • Dáng bộ rất quan tâm đến chất thải cơ thể, hoặc rác thải nào đó.
  • Lo sợ quá mức sẽ bị một căn bệnh hiểm nghèo nào đó, có thể chết. 
Triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Ảnh minh họa: Internet

Các hành vi cưỡng chế phổ biến như: 

  • Thỉnh thoảng thức dậy vào ban đêm vì sợ đèn chưa tắt hay cửa chính chưa khóa, cửa sổ chưa đóng, có kẻ gian đột nhập.
  • Yên tâm và hết lo lắng khi tự tay sắp xếp đồ đạc, nhà cửa, quần áo, giày dép, chén bát… theo một chỗ cố định hoặc duy nhất một hướng nào đó.
  • Rửa tay nhiều lần liên tục. 
  • Luôn luôn tìm kiếm cái gì đó để nhẩm nhẩm đếm đếm ví dụ như bước chân hay bậc thang.
  • Luôn tỏ ra sợ chạm tay vào núm cửa, không dám vào nhà vệ sinh công cộng, hoặc luôn thu tay lại không dám bắt tay người khác.

Những hành vi trên không phải là ý muốn của bệnh nhân mà do họ không thể kiểm soát được. Những điều này có thể tốn rất nhiều thời gian trong một ngày và khiến họ không thể làm những việc hữu ích hơn.

Nguyên nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được tìm ra. Một số yếu tố tác động có thể dẫn đến chứng bệnh này như:

  • Người bệnh gặp tai nạn hoặc tai nạn dẫn đến chấn thương ở đầu.
  • Do nhiễm trùng.
  • Một số khu vực nhất định của não hoạt động bất thường.
  • Do đột biến gen hoặc di truyền.
  • Bị trầm cảm lâu ngày dẫn đến hoang mang, lo lắng.
  • Bị bạo hành thân thể hoặc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, không thể quên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Chẩn đoán

Khi có triệu chứng bệnh kể trên, hãy đưa bệnh nhân tới gặp bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác nhất. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu hoặc kiểm tra cơ thể để đảm bảo rằng triệu chứng bệnh không phải do bệnh nào khác gây ra. Hoặc bác sĩ có thể kiểm tra tâm lý bệnh nhân thông qua nói chuyện, tìm hiểu người nhà bệnh nhân về các thói quen sinh hoạt và hành vi gần đây của bệnh nhân. Từ đó có thể kết luận bệnh nhân mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và đưa ra phác đồ chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng thuốc.

Cần tới bác sĩ để thăm khám khi gặp triệu chứng bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Chữa trị

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm căn bệnh này. Các bác sĩ vẫn đang kết hợp phương pháp sử dụng thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi để bệnh nhân dần dần tỉnh táo và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân sớm quay lại các hoạt động có ích bình thường trong cuộc sống hằng ngày. 

Một số loại thuốc giúp bệnh nhân hạn chế sự xuất hiện của ám ảnh và kiểm soát các hành vi cưỡng chế như: Clomipramine, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine và Sertraline.

Liệu pháp nhận thức hành vi: Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh đa số là do người bệnh thường xuyên có tư duy tiêu cực hoặc sai lệch nào đó trong một khoảng thời gian dài. Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp bạn tìm lại thói quen trong tiềm thức của bệnh rối loạn ám ảnh đó, đồng thời rèn luyện cho bạn một thói quen khác để tránh xa các suy nghĩ ám ảnh đó đi. Khi bạn đã quên việc luôn suy nghĩ như trước và tránh xa các ám ảnh tức là các triệu chứng đã dần biến mất và được trị khỏi.

>>> Xem thêm:

- Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu hội chứng ám ảnh cưỡng chế

Liệu pháp nhận thức hành vi - Ảnh minh họa: Internet

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và cách điều trị. Chứng bệnh này tuy không trị dứt điểm được nhưng có những phương pháp hạn chế sự tiến triển của bệnh, giúp người bệnh sớm quay về với lối sống sinh hoạt thường ngày.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe