Chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh là một bài thuốc dân gian, được nhiều người sử dụng hiện nay. So với việc dùng thuốc tây hay phẫu thuật thì bài thuốc này khá hiệu quả, tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
Theo Đông y, đu đủ xanh giúp kiện tỳ, nhuận tràng, lợi thấp, giúp bào mòn và đào thải sỏi. Do đó, các thầy thuốc thường dùng đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật cho người bệnh. Rất nhiều người uống kim tiền thảo trong suốt 30 năm vẫn không khỏi, nhưng lại bất ngờ đánh bay 3 viên sỏi thận nhờ vào việc hấp chín đu đủ xanh để ăn. Ăn hết 2 quả thấy bụng êm êm, không còn đau quằn quại nữa.
Vì vậy, bên cạnh ngạc nhiên về công dụng >chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh thì nhiều người cũng thắc mắc tại sao nó lại có hiệu quả tuyệt vời như thế?
Sỏi thận được hình thành chủ yếu là do uống thiếu nước hoặc chế độ ăn không cân đối. Khi nồng độ các tinh thể trong máu quá cao, sau khi lọc qua thận, lắng đọng lại tạo thành sỏi ngay bên trong nhu mô thận hoặc bể thận.
Khi sỏi thận được hình thành nếu kích thước nhỏ sẽ đi theo đường nước tiểu và tống ra ngoài. Nhưng kích thước lớn, viên sỏi sẽ bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu, gây nên các cơn đau quặn thận, đau hông lưng, tiểu ra máu, tiểu gắt buốt... Người bệnh cần giải quyết tình trạng này sớm để tránh nhiễm trùng làm hư hại nhu mô thận, gây suy thận.
Dựa vào thành phần, sỏi thận được chia làm 6 loại: sỏi canxi, oxalat, phosphat, acid uric, struvit, cystin. Trong đó, sỏi oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như nước ta. Thành phần chính của sỏi oxalat là canxi oxalate, canxi photphat.
Trong quả đu đủ xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B1, B2… giúp bổ dưỡng kiện tỳ, giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Đặc biệt, vitamin B và vitamin A trong đu đủ có hữu ích trong việc làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Riêng vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Chính vì vậy, việc ăn đu đủ xanh hấp mỗi ngày có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa bệnh sỏi thận.
Bên cạnh đó, lượng vitamin C trong đu đủ xanh còn tham gia vào quá trình chuyển đổi cholesterol trong cơ thể thành axit mật, từ đó làm tan sỏi thận. Chính vì vậy, ngoài việc ăn đu đủ, người bệnh cần ăn thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C để thúc đẩy hoạt động của thận và các cơ quan khác cũng là cách để khắc phục cơn đau sỏi thận hiệu quả.
Sử dụng đu đủ xanh để điều trị sỏi thận bạn cần chọn loại đu đủ bánh tẻ, bởi lúc này nhựa trong quả đu đủ nhiều, có chứa nhiều chất >dinh dưỡng dồi dào để đánh tan sỏi. Ăn đu đủ xanh hấp sẽ giúp loại bỏ sỏi ra khỏi thận bằng cách bào mòn sỏi và bài tiết qua đường tiểu. Khi sỏi càng nhỏ thì khả năng thành công càng cao.
Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh bánh tẻ vừa phải để ăn hết trong ngày.
Cách làm: Bạn hãy rửa sạch đu đủ, cắt hai đầu, lấy sạch hạt bên trong và cho thêm ít muối vào. Để nguyên cả vỏ, sau đó bạn cho vào nồi hấp cách thủy. Khi chín thì lấy ra, đợi cho nguội rồi ăn trong ngày. Bạn hãy ăn sau bữa cơm để không ảnh hưởng đến dạ dày. Sử dụng >cách chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh này trong 1 tuần sẽ thấy ngay hiệu quả.
Bạn cần phải kiên trì áp dụng cách trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, bạn hãy bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể. Bởi theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 80% cơ thể là nước, nước tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể mất nước sẽ mệt mỏi, khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận.
Do đó, bạn cần tăng cường uống nhiều nước lọc, để giúp thận phân hủy các khoáng chất cũng như chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, loại bỏ hết các chất độc tố gây hại cho thận khỏi cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày bạn cần uống ít nhất 2 lít nước để giúp tống khứ các viên sỏi ở thận thông qua nước tiểu, thanh lọc cơ thể một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Bên cạnh nước lọc, bạn hãy uống thêm nước chanh và dầu ô liu. Đây là 2 nguyên liệu tự nhiên rất tốt với cơ thể, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp thanh lọc và giải độc cơ thể mạnh.
Đặc biệt, chanh tươi có hàm lượng acid citric cao liên kết với canxi có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành sỏi, thậm chí thúc đẩy các phân tử canxi ra khỏi viên sỏi, diễn ra quá trình bào mòn rồi hòa tan dần dần và đào thải ra ngoài. Còn dầu oliu chứa nhiều vitamin kích thích mật tăng cường bài tiết dịch mật, hỗ trợ vào quá trình điều trị sỏi mật tốt hơn. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy ép 1 quả chanh lấy nước cốt trộn với 2 thìa cà phê dầu oliu, ăn trước bữa sáng để nhanh chóng hòa tan sỏi và được tống khứ qua đường nước tiểu.
Nguyên nhân gây sỏi thận chủ yếu là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Không chỉ cần uống nhiều nước, mà người bệnh còn cần phải ăn uống điều độ và đủ bữa, cân bằng các chất dinh dưỡng hợp lý, không ăn quá nhiều muối và quá nhiều chất đạm. Đồng thời các bữa ăn cần kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể như: tinh bột, thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả, sữa, chất béo… để hỗ trợ bào mòn sỏi.
Người bệnh cần tăng cường ăn nhiều rau xanh và củ quả để cung cấp nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể. Trong đó, rau xanh giúp giảm độ mặn trong thực phẩm, cân bằng lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Lưu ý người bệnh chỉ nên ăn các loại hoa quả ít đường. Các loại hoa quả nhiều đường như xoài, na, chuối… thì cần gạch bỏ khỏi thực đơn hàng ngày, vì chúng có thể làm cho tình trạng bệnh tăng nặng, khiến các tinh thể tích tụ, làm sỏi có kích thước to và khó đào thải tự nhiên qua đường tiểu.
Người bị bệnh sỏi thận thì nên ăn nhạt. Không nên ăn mặn bởi muối là tác nhân làm tăng các chất tạo sỏi trong nước tiểu. Hơn nữa hàm lượng natri trong muối còn cản trở quá trình đào thải canxi, oxalat, axit uric... gây thêm gánh nặng cho thận. Do đó, người bệnh cần hạn chế tối đa lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày người bị sỏi thận không nên ăn quá 8gr muối và phải chia đều trong các bữa ăn. Đồng thời cần sử dụng các loại thực phẩm có mùi vị như các loại rau thơm, dứa, lá thơm, hành... để kích thích vị giác, thức ăn vẫn thơm ngon ngay cả khi nêm nhạt. Việc ăn nhạt vừa giúp ngăn ngừa sỏi tiết niệu tái phát, vừa bảo vệ >sức khỏe cho người bệnh.
Việc phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh nên mọi người hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật khoa học để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Do đó, bạn hãy bổ sung thêm đu đủ xanh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi phòng và chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh được xem là giải pháp tối ưu và an toàn nhất cho người bệnh, hạn chế gặp phải các biến chứng nguy hiểm.