Sau khi nhiễm COVID-19, hầu hết mọi người đều hình thành các kháng thể đầy đủ để ngăn họ nhiễm vi-rút lần nữa. Tuy nhiên, các nhà y học trên toàn thế giới vẫn chưa thể khẳng định về khả năng miễn dịch đó có thể tồn tại trong bao lâu.
Các trường hợp bệnh nhân mắc lại vi rút corona mới cũng đã được báo cáo. Vĩ vậy, đối với những người có nguy cơ tái nhiễm cao hoặc đã già hay người không thực hiện đủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thêm hệ thống miễn dịch của họ, sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm và điều này làm cho việc chăm sóc sau COVID trở nên quan trọng hơn rất nhiều.
Mặc dù các luật tiêu chuẩn về giữ an toàn khuyến nghị mọi người nên che mặt bằng khẩu trang, rửa tay thường xuyên và thực hành cách xa xã hội, nhưng lời nhắc nhở về cách giữ gìn >sức khỏe sẽ không gây ra bất kỳ tổn hại nào, ngược lại còn tăng thêm "màng bảo vệ" cho bạn trong đại dịch đang chuyển biến càng lúc càng phức tạp này.
1. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục có thể khá rắc rối trong trường hợp bạn đang hồi phục và cơ thể yếu, tuy nhiên, dần dần đưa nó vào lịch trình hàng ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
2. Có một thói quen ăn uống đầy đủ chất >dinh dưỡng
Một hoạt động cơ bản khác là có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và bổ sung đủ dưỡng chất để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Vi rút Corona khiến cơ thể bị căng thẳng và các loại thuốc cũng có thể khiến cơ thể bạn suy nhược. Một số bệnh nhân cũng bị giảm cân hoặc tăng cân không giải thích được. Do đó, hãy cố gắng có một chế độ ăn uống có tổ chức với các sản phẩm hữu cơ, rau, trứng và gia cầm an toàn để bù đắp cho sự thèm ăn đã mất. Cố gắng ăn thức ăn được nấu chín và chế biến đơn giản để tốt cho cơ thể.
Hãy nhớ rằng cơ thể của bạn chỉ gần như cố gắng trở lại trạng thái đầy đủ sức mạnh chứ chưa hoàn toàn phục hồi. Cố gắng không ăn quá mức hoặc ăn không no.
3. Hoạt động lại "bộ nhớ" của bạn
Vi rút được biết là gây hại cho các tế bào "bộ nhớ" của bạn. Để lấy lại sự chú ý, khả năng tư duy nhận thức và trí nhớ đã mất, hãy đầu tư một ít thời gian trong ngày của bạn để chơi xếp hình, trò chơi trí nhớ và các hoạt động khiến bạn phải suy nghĩ nhiều hơn. Hình thành những cách mà bạn có thể tiếp thêm sinh lực cho tâm trí. Bắt đầu với những hoạt động khả thi và liên tục thử thách bản thân để xây dựng sự nhạy bén. Chìa khóa là hoạt động nên diễn ra chậm rãi nhưng vẫn đạt được điều gì đó cho bộ não của bạn mỗi ngy.
4. Nhịp độ từ từ
Trước hết, đừng hy vọng quay trở lại cuộc sống bình thường của bạn ngay sau khi bạn trở về nhà hoặc xét nghiệm âm tính với vi rút. Do đó, hãy cho bản thân đủ thời gian để chuyển dần sang cách làm cũ hàng ngày, thực hiện từng ngày một.
Hãy nhớ rằng gần đây bạn đã phải chiến đấu với một căn bệnh tấn công nghiêm trọng hệ thống miễn dịch của bạn và sẽ thật khôn ngoan khi bắt đầu dần dần các bài tập, hoạt động cũ, thay vì chỉ đơn giản là lao vào làm lại với tần xuất như trước đây.
5. Tập trung vào các tín hiệu đáng báo động, nếu có
Cho dù đó là cơn đau đầu khó chịu hay cơn mệt mỏi, điều cần thiết là tập trung vào bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào cho thấy cơ thể bạn không chấp nhận tình trạng sau COVID. Giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ chăm sóc chính của bạn nếu có bất kỳ vấn đề nào như vậy xảy ra trong giai đoạn sau khi hồi phục.
6. Dành không gian cho những người khác trong hành trình phục hồi của bạn
Hãy hiểu rằng bạn cần nghỉ ngơi để cảm thấy lấy lại được sức lực một khi bạn âm tính với COVID. Do đó, hãy tìm kiếm sự trợ giúp vào bất kỳ thời điểm nào bạn cần vì nó sẽ giúp bạn phân bổ mức năng lượng và chống lại tình trạng kiệt sức. Bất kể đó là mua đồ ăn hay chuẩn bị bữa ăn, hãy thừa nhận rằng cơ thể bạn cần có đủ cơ hội để phục hồi. Vì vậy, bằng cách giúp đỡ hoặc nhờ ai đó gần gũi trong khi bạn đang trên lộ trình hồi phục sẽ có lợi hơn cho bạn.
Trong khi thông thường, phần lớn bệnh nhân COVID-19 mất 3 tuần để hồi phục, các nghiên cứu mới đã kêu gọi sự chú ý đối với những người có thể đã bị ảnh hưởng đến thận, phổi và tim của họ bị tác động rất lâu sau khi họ hồi phục.
Các tác động lâu dài khác có thể hình dung được của COVID-19 là các tình trạng thần kinh và các vấn đề sức khỏe tâm thần vì các nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng cũng có thể tấn công các tế bào não và hệ thần kinh. Mặc dù thông tin không có nhiều bằng chứng, nhưng bạn vẫn được khuyến khích nhất quán tuân theo sáu cách thực hành này để giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh.
Theo NDTV