Tại sao một cậu bé dường như khỏe mạnh lại phải đối mặt với tình trạng tê liệt đột ngột như vậy?
Xiaobin 15 tuổi đến từ Nam Ninh, >Trung Quốc đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Quảng Tây sau khi bất ngờ ngất xỉu trong nhà. Trước đó, cậu bé cũng nhận ra một điều rằng mình không thể di chuyển cánh tay trái và bàn tay của mình.
Tại sao một cậu bé dường như khỏe mạnh lại phải đối mặt với tình trạng tê liệt đột ngột như vậy?
Theo thông tin từ truyền thông địa phương, do dịch COVID-19 mà các trường học trên khắp Trung Quốc phải đóng cửa, học sinh học tập tại nhà, cậu bé Xiaobin cũng ở nhà trong suốt thời gian đó. Thế nhưng, Xiaobin liên tục đóng cửa ở trong phòng. Khi bố mẹ hỏi, cậu bé chỉ nói đơn giản là đang tham gia lớp học trực tuyến. Cậu bé, thậm chí đóng cả cửa sổ và khóa cửa để không cho bố mẹ vào. Chia sẻ với phóng viên, bố mẹ Xiaobin cho biết họ cũng không biết cậu bé đang làm gì trong phòng.
Sau khi được đưa đến bệnh viện, Xiaobin được chẩn đoán bị đột quỵ não. Bác sĩ Li, người điều trị cho cậu bé bé nói rằng: Xiaobin hiện đang được điều trị trong bệnh viện nhưng vẫn chưa rõ liệu có bình phục hoàn toàn không. Tình trạng của cậu bé là do chơi trò chơi điện tử quá mức và không ngủ đủ giấc. Đột quỵ xuất phát từ việc thiếu >dinh dưỡng và nghỉ ngơi, do đó, dẫn đến giảm lượng máu và oxy đến não của anh ta.
Được biết, Xiaobin đã nhốt mình trong phòng và chơi điện tử trong 22 giờ một ngày trong 1 tháng. Trường hợp như của Xiaobin được gọi là nghiện chơi điện tử.
Nghiện chơi điện tử có hại đến mức nào?
Nghiện chơi điện tử (nghiện chơi game) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức bổ sung vào danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD) vào cuối tháng 5/2019 trong cuộc họp thường niên lần thứ 25 tại Thụy Sỹ. Vào năm 2018, WHO cũng đã xếp chứng nghiện chơi game vào dạng rối loạn tâm thần khi các chuyên gia y tế đều đồng thuận về những nguy cơ gây nghiện nghiêm trọng do việc thường xuyên chơi các trò chơi điện tử.
Rối loạn tâm thần do nghiện chơi game là việc chơi game liên tục, thường xuyên, được ưu tiên hơn hẳn các hoạt động khác, bất chấp các hậu quả tiêu cực.
Các dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ nghiện chơi trò chơi điện tử bao gồm: Những thay đổi trong hành vi và tâm trạng, chẳng hạn như sự cô lập xã hội, bỏ qua các hoạt động mà trẻ rất hưởng ứng trước đó...
Khi không được chơi, trẻ có thể cáu kỉnh, lo lắng hoặc trầm cảm.
Nhiều trẻ vì quá ham mê chơi điện tử mà dẫn đến giảm sút trong kết quả học tập.
Hậu quả của >nghiện game là gì?
Hậu quả của nghiện trò chơi điện tử có thể thể hiện theo một số cách, bao gồm đau cổ tay, cổ và khuỷu tay, phồng rộp da, có vết chai ở tay và rối loạn giấc ngủ.
Nghiện game lâu dài có thể dẫn đến béo phì, yếu hoặc tê ở tay (bệnh thần kinh ngoại biên) và thậm chí là cục máu đông...