Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ mất ngủ cao hơn 1,5 lần so với nam giới. Nữ giới thường mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hơn, thời gian ngủ ngắn và luôn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,…
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị mất ngủ:
Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ ở phụ nữ tồn tại nhiều hơn nam giới chủ yếu là do sự khác biệt về hormone cùng các vấn đề về >sức khỏe phổ biến ở nữ như: thay đổi nội tiết tố (đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh), trạng thái căng thẳng, trầm cảm, ảnh hưởng các bênh lý (liên quan tới tiết niệu, hội chứng buồng trứng đa nang, đau cơ xơ hóa, Parasomnias,..).
Dấu hiệu nhận biết mất ngủ:
Thích ăn nhiều đường và tinh bột: Khi thiếu ngủ cơ thể sản xuất nhiều hormone gọi là hormone ghrelin. Chúng khiến chị em thích ăn nhiều đồ ngọt hơn và tinh bột hơn
Cảm thấy vụng về trong các công việc: Những câu việc đòi hỏi sự chính xác, sự kết hợp giữa tay, chân, mắt của chị em trở nên vụng về hơn. Cảm thấy khó làm hơn binhg thường.
Làn da bắt đầu xấu dần: Độ ẩm làn da trở nên mất cân bằng độ pH, mất nước, mẩn đỏ và kiến da bị sạm. Khiến cho việc sản xuất chậm các hormone tăng trưởng của con người. Trong khi đó, hormone tăng trưởng có khả năng tái tạo, phục hồi và duy trì làn da của bạn sau khi bị hư tổn.
Cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ban ngày: luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo. Thiến bản thân khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.
Dễ bị kích động hơn: Những cảm xúc tiêu cực, sự cáu gắt luôn tồn tại trong cơ thể. Bất kì làm một công việc gì thích hay không thích, vui hay buồn gì cũng điều có những phản ứng tiêu cực
Tác hại của việc mất ngủ:
Suy giảm khả năng miễn dịch, rụng tóc, béo phì, phản ứng chậm, nguy cơ ung thư, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, trầm cả, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2,...
Các cách khắc phục để có giấc ngủ ngon:
Áp dụng các biện pháp thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
Tập yoga, vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày: giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện tâm trạng của bạn, cung cấp nhiều năng lượng hơn, hỗ trợ giảm cân và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, những người đã tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần trong vòng sáu tháng sẽ có ít triệu chứng mất ngủ hơn đáng kể. Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm và lo lắng cũng được cải thiện.
Tránh ăn khuya: Bạn ăn khuya hoặc ăn trước khi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ hơn. Thói quen ăn đêm cũng khiến bạn dễ tăng cân và làm tăng rủi ro mắc bệnh tim.
Đồng bộ nhịp sinh học: Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần để giúp cơ thể đồng bộ với nhịp sinh học tự nhiên, từ đó dễ ngủ hơn.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử: Bạn sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối sẽ dễ khiến bạn mất ngủ do mải tập trung xem phim, nhắn tin… Ngoài ra, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử được thiết kế giống với tác động của ánh nắng mặt trời còn khiến bạn tỉnh táo nên dễ mất ngủ.
Phụ nữ mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, nên cố gắng cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe toàn diện bằng lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học. Nếu bệnh mất ngủ kéo dài mà không cải thiện, nên gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để có các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.