Khi bước vào tuổi trung niên, cơ thể bạn dần 'bốc mùi', đặc biệt là miệng. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu và bạn nên lưu ý điều gì?
Uống ít nước làm giảm tuyến nước bọt. Nguyên nhân gây hôi miệng
Ở độ tuổi trung niên, có khoảng 50% người bị hôi miệng. Bài tiết của tuyến bã nhờn giảm khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ xuất hiện mùi khó chịu. Khi bạn già đi, bạn cảm thấy ít khát và uống ít nước hơn. Tình trạng khô miệng trầm trọng và dễ khiến bạn bị hôi miệng, đặc biệt đối với những người bị bệnh nha chu, điều này càng trở nên kinh khủng hơn.
Tại sao nhiều người bị hôi miệng khi thức dậy vào buổi sáng?
Nhiều người bị hôi miệng khi thức dậy vào buổi sáng, không phân biệt giới tính. Trong khi ngủ, nước bọt không được tiết ra từ miệng, hoạt động kháng khuẩn của nước bọt bị suy yếu và vi khuẩn phát triển dẫn đến mùi hôi. Các enzym lysozyme và lactoferrin trong nước bọt hòa tan và phá hủy thành tế bào vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi sinh vật cùng với immunoglobulin A, nhưng chức năng này bị suy yếu khi chúng ta ngủ.
Dùng một số loại thuốc như thuốc hỗ trợ huyết áp cũng là >nguyên nhân gây hôi miệng
Hầu hết hôi miệng đều xuất phát từ các vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng histamine cũng có thể gây hôi miệng. Điều này là do thuốc có chứa các hợp chất lưu huỳnh hoặc làm giảm tiết nước bọt, nguyên nhân chính gây mùi hôi.
Bợn trắng trên lưỡi gây hôi miệng
Bợn trắng trên lưỡi gây ra mùi hôi do các hợp chất của lưu huỳnh. Khi đánh răng, bạn hãy nhớ làm sạch cả phần mặt trên lưỡi. Ngoài ra, nến bạn đang bị nha chu hoặc viêm amidan, bạn nên điều trị khẩn cấp.
Nếu bạn bị hôi miệng, bạn cần hạn chế ăn các sản phẩm từ sữa như pho mát, những thực phẩm giàu protein, thịt. Bạn cũng nên giảm bớt ăn hành tỏi, và tăng tiết nước bọt bằng cách nhai kẹo cao su không đường.
Theo Kormedi.com