Cần làm gì khi tim đập nhanh? Liệu tim đập nhanh có phải là dấu hiệu bất thường của cơ thể và nên phòng ngừa như thế nào để có một sức khỏe tốt.
Cần làm gì khi tim đập nhanh có lẽ chính là nỗi lo ngại của nhiều người bởi vì trong số chúng ta đều ít nhiều gặp phải tình trạng này. Ở một số người tình trạng tim đập nhanh còn xảy ra rất thường xuyên. Đó có thể là dấu hiệu báo động tình trạng >sức khỏe có vấn đề vì thế không nên chủ quan và lơ là. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng tim đập nhanh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe quý giá của bản thân.
Tuỳ theo thể trạng cơ thể, độ tuổi và giới tính mỗi người sẽ có nhịp tim khác nhau. Thông thường đối với người trưởng thành khi ở trạng thái nghỉ ngơi không vận động thì nhịp tim dao động từ 60 – 100 nhịp đập/ mỗi phút. Nếu vượt qua ngưỡng 100 nhịp/phút được gọi là tình trạng tim đập nhanh.
Đối với người lớn tuổi nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút, thấp hơn so với người trưởng thành. Một trường hợp đặc biệt nữa chính là những người thường xuyên tập luyện thể thao cường độ cao, vận động viên thì nhịp tim của họ mỗi phút chỉ ở mức 40 – 50 nhịp.
Như vậy với cách đo nhịp tim mỗi phút, ta có thể biết được mình có rơi vào trường hợp tim đập nhanh hay không.
Để tìm ra giải pháp khi tim đập nhanh nên làm gì? Thì ta phải hiểu rõ biểu hiện của tim đập nhanh như thế nào. Thông thường khi xuất hiện tình trạng tim đập nhanh sẽ kèm theo những biểu hiện bất thường như sau:
- Cảm thấy rất khó thở, hụt hơi, lồng ngực phập phồng, phải cố rướn người hít sâu mới thở được.
- Tâm trạng rơi vào trạng thái bồn chồn lo âu, tự dưng có cảm giác rất hồi hộp.
- Ở một số người xuất hiện triệu chứng đau đầu và đau thắt vùng ngực, lồng ngực rung lên,
- Dễ dàng cảm nhận được nhịp tim đập mạnh, thình thịch trong lồng ngực.
- Lỗi nhịp.
- Cảm thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng đứng không vững.
Tim đập nhanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khi triệu chứng này xuất hiện với tần suất cao, kéo dài bạn nên đi đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán một cách chính xác nhất. Một số nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh thường gặp như:
- Tâm trạng bị kích động dẫn đến căng thẳng, xúc động mạnh, rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ.
- Bị trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh bất thường.
- Thường xuyên dùng chất kích thích khiến cơ thể không kịp thích ứng như caffeine có trong cà phê, chocolate, nicotine trong thuốc lá, thuốc trị cảm cúm hay ho sốt có thành phần là pseudoephedrine...
- Bị sốt khiến nhiệt độ tăng cao, cơ thể mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng tim đập nhanh.
- Khi cơ thể thay đổi nồng độ hormone thường gặp ở phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt mãn kinh hoặc mang thai.
- Vận động với cường độ mạnh như chạy bộ, chơi thể thao liên tục trong nhiều giờ...
- Cơ thể nhạy cảm với các loại thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, bột ngọt...
- Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc.
Ngoài ra tim đập nhanh còn là sự biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim bẩm sinh, bị bệnh liên quan đến phổi, rối loạn nhịp tim, cường giáp, bị huyết áp thấp, cường giáp, suy giáp, bị rối loạn do mất cân bằng điện giải...
Nếu tình trạng tim đập nhanh chỉ xuất hiện bất chợt, trong một thời gian ngắn thì vẫn chưa phải là mối nguy hiểm lớn, vì chưa ảnh hưởng quá nhiều đến tim mạch, việc cần làm là áp dụng các biện pháp để ổn định nhịp tim trở lại bình thường.
Tuy nhiên nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài thì là một báo động đáng lo ngại, có thể dẫn đến các hiện tượng không mong muốn suy tim, ngất lịm, tim ngừng đập, đột quỵ... Cùng với đó là dấu hiệu về một vấn đề bất thường của tim mạch hay bệnh lý nào đó.
Cần làm gì khi tim đập nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức để giảm nhịp tim và khi chưa thể đến bệnh viện? Tham khảo ngay các biện pháp dưới đây nha!
Cách xử lý khi tim đập nhanh một cách hiệu quả đó chính là thư giãn ngay lập tức, thả lỏng cơ thể, hít thở nhịp nhàng từ từ để nhịp tim ổn định một cách tự nhiên. Cần ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi ở tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Làm mát cơ thể sẽ khiến nhịp tim trở về trạng thái bình thường, bởi vì khi nhiệt độ tăng cao cũng là một nguyên nhân tác động khiến nhịp tim tăng nhanh. Tìm đến bóng mát, vào trong nhà, nơi thoáng khí, mặc quần áo rộng rãi, rửa mặt bằng nước lạnh và uống nước giải nhiệt.
Trong cơ thể chúng ta có đến 70% là nước. Khi thời tiết thay đổi dễ dẫn đến tình trạng mất nước, gây mất cân bằng, thay đổi chất điện giải chính vì thế bổ sung nước ngay lập tức là điều cần thiết. Bên cạnh đó hằng ngày cần uống đủ nước, dù không khát nhưng bạn cần phải nạp đủ lượng nước để duy trì sự cân bằng cho cơ thể và giảm nguyên nhân gây bệnh.
Cách xử lý khi tim đập nhanh nguyên nhân do hồi hộp lo âu có một phương pháp rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ đến chính là ho. Khi ho chúng ta sẽ phải dùng sức gây áp lực lên lồng ngực cũng từ đó nhịp tim sẽ đập chậm lại. Đây cũng là một mẹo thường được áp dụng để giảm tình trạng tim đập nhanh và hồi hộp trước khi tham gia thuyết trình hay sự kiện quan trọng mà nhiều người áp dụng.
Đối với nhiều người làm việc ở cường độ cao, thường xuyên sử dụng chất kích thích khiến tinh thần hưng phấn và tập trung, nhưng khi sử dụng quá nhiều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. >Làm gì khi tim đập nhanh khó thở chính là ngưng ngay các chất kích thích đang sử dụng.
Bên cạnh đó những ngày tiếp theo nên hạn chế sử dụng các chất này để tránh lặp lại tình trạng trên. Hoặc thay vì muốn tập trung bạn có thể tìm đến những biện pháp khác tốt cho sức khoẻ hơn như đứng dậy đi lại hít thở không khí trong lành trước khi tiếp tục công việc hoặc nghe một bản nhạc thư giãn...
Phương pháp này không áp dụng với những bệnh nhân bị bệnh tim nặng, nhồi máu cơ tim, hở hoặc hẹp động mạch chủ vì khi áp dụng phương pháp Valsalva lúc đầu sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn rồi mới dần trở về trạng thái bình thường. Cách thực hiện vô cùng đơn giản bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu, ngậm chặt miệng, nín thở, bịt tai trong 5 giây rồi thở ra một cách từ từ.
Dùng thuốc là một biện pháp can thiệp nhanh chóng, với những loại thuốc kê đơn có thành phần Atenolol, Nifedipine, Cordarone... Giúp dãn mạch, kéo dài thời gian dẫn truyền từ đó làm nhịp tim chậm lại. Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà nên thăm khám để bác sĩ kê đơn với liều lượng thích hợp tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.
Người xưa có câu “ngừa bệnh hơn chữa bệnh” chính vì thế ngoài những biện pháp trên để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như ngăn ngừa tình trạng tim đập nhanh xảy ra hằng ngày chúng ta nên dành thời gian để tập thể dục tăng cường sức khỏe, bổ sung các thực phẩm giàu chất >dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch, hạn chế các chất kích thích, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực... Sẽ rất có lợi cho cơ thể.
Như vậy chúng ta đã biết cách xử lý tức thời, giải đáp băn khoăn rằng làm gì khi tim đập nhanh. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài cách tốt nhất là nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự và pháp đồ điều trị lâu dài. Bên cạnh đó luôn tạo thói quen quan tâm đến sức khỏe ăn uống nghỉ ngơi một cách khoa học để duy trì cơ thể khỏe mạnh.