Kính áp tròng so với những loại kính bình thường thì được nhiều người chọn để sử dụng hơn vì tính tiện lợi và ít gặp phải nguy cơ chấn thương.
Kính áp tròng so với những loại kính bình thường thì được nhiều người chọn để sử dụng hơn vì tính tiện lợi và ít gặp phải nguy cơ chấn thương. Thế nhưng khi đeo lens (>kính áp tròng) thì rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn và vi sinh vật cũng như không cung cung cấp đầy đủ oxi cho mắt dẫn đến nhiều biến chứng cũng như nhiều loại bệnh về mắt. Vì thế chúng ta hãy cũng tìm hiểu về cách sử dụng kính áp tròng đúng cũng như các bệnh liên quan đến mắt để có thể phòng tránh khi sử dụng kính áp tròng.
Phải chú ý các bệnh về mắt cũng như các biến chứng khác
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu kính áp tròng Hàn Quốc và Hiệp hội Nhãn khoa Hàn Quốc, nguyên nhân xảy ra tác dụng phụ khi đeo kính áp tròng lớn nhất đó là do đeo sai cách. Các tác dụng phụ điển hình nhất khi đeo lens sai cách mà các bệnh nhân bị loét giác mạc nói đó là bị giảm thị lực và đau mắt do lớp thượng bì của giác mạc bị xước (26%). Tiếp đến 19.2% bệnh nhân bị viêm giác mạc do nhiễm khuẩn và bệnh dị ứng mắt có các triệu chứng như mắt bị xung huyết và ngứa.
Thêm nữa, vi khuẩn xâm nhập vào con ngươi gây viêm loét giác mạc (9.4%) và gây khô mắt (9.2%). Nếu đeo lens trong thời gian dài sẽ không cũng cấp đủ oxi cho mắt dễ khiến mắt bị thương hoặc sưng lên cũng dễ bị viêm do vi khuẩn. Đặc biệt, các loại lens có màu được sử dụng cho mục đích >làm đẹp hoặc điều chỉnh thị lực càng phải chú ý nhiều hơn vì chất tạo màu cho lens ngăn đã ngăn các lỗ nhỏ trên bề mặt lens khiến cho tỷ lệ oxi thẩm thấu qua lens màu giảm nhiều hơn so với các lens mềm thông thường.
Trong trường hợp giác mạc không được cung cấp đủ oxi liên tục thì những huyết quản bất thường sẽ được hình thành. Những huyết quản bất thường được hình thành như thế có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng như chúng đi lên ngoại vi giác mạc và làm cho các cạnh của giác mạc trở nên trắng đục và các đường ranh giữa tròng trắng và tròng đen của mắt bị mờ đi.
Viện trưởng Kang Eun Min của bệnh viện B&VIIT Eye Center đã nói rằng "Giác mạc của mắt là một trong những bộ phận mẫn cảm nhất của cơ thể nên việc kính áp tròng chạm trực tiếp lên mắt nếu không chăm sóc cẩn thận có thể gây ra biến chứng và bệnh về mắt"; "Việc tự ý mua và đeo kính áp tròng mà không có sự kê đơn hay tư vấn của bác sĩ nhãn khoa là một việc nguy hiểm và việc đeo kính áp tròng phù hợp với tình trạng của mắt thông qua kiểm tra phản ứng dị ứng, chảy nước mắt,... là điều cần thiết.
Phải đeo dưới 6 tiếng/ngày
Thường có trường hợp một số thanh thiếu niên vì để tiết kiệm chi phí đã dùng chung lens với nhiều người hoặc không quan tâm đến hạn sử dụng. Nhưng những việc như thế có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm về mắt thông qua kính áp tròng. Vì thế không nên đeo kính áp tròng quá 4-6 tiếng/ngày và không nên dùng chung.
Thêm nữa trước khi đeo kính áp tròng để không bị nhiễm bẩn thì đầu tiên phải rửa tay cũng như rửa sạch và bảo quản kính áp tròng, trước khi sử dụng phải rửa sạch kính áp tròng bằng nước chuyên dụng. Không được tái sử dụng dung dịch vệ sinh kính áp tròng đã qua sử dụng. Kính áp tròng mềm (soft lens) được làm bằng chất liệu có tính ưa nước nên protein dễ bị hấp thụ trên bề mặt kính còn kính áp tròng cứng (hard lens) là vật liệu kị nước nên dầu dễ bị hấp thụ. Vì vậy nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng phù hợp với từng loại kính áp tròng vì chất bẩn bị hấp thụ có thể thay đổi tùy theo từng loại kính.
Nếu dùng nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng thì không nên dùng loại đã mở quá 1 tuần vì nước muối có thể bị nhiễm vi sinh vật trong không khí gây viêm mắt. Nên vệ sinh hộp đựng kính dưới vòi nước mỗi ngày. Mở nắp và để khô tự nhiên trước khi sử dụng, thay hộp sau ít nhất 3 tháng sử dụng.
(Theo Kormedi)