Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới và có biến chứng tử vong cao. Trẻ em là đối tượng cần bảo vệ nhiều hơn vì nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm hơn so với người lớn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những tháng vừa qua, mức cao nhất về căn >bệnh đậu mùa khỉ được cảnh báo, phát đi các nước. Căn bệnh hiện đã lây nhiễm ở 75 quốc gia với hàng chục nghìn người nhiễm trên thế giới. Đối tượng bệnh nhân là trẻ em hoặc người có bệnh lý nền có triệu chứng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ tử vong hơn so với người trưởng thành bị bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm như thế nào?
- Theo báo Sức khỏe và >đời sống, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc của động vật mắc bệnh).
- Do tiếp xúc với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ qua các dụng cụ đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (chăn, ga, gối, đệm, vải trải giường, quần áo, khăn mặt,…) hoặc do sống chung với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ thì khả năng nhiễm bệnh thường khá cao.
- Khi mắc bệnh biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, sau đó nổi ban ở vùng mặt, lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở cơ quan sinh dục…
- Các nốt phát ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại đóng vảy và xẹp xuống.
- Thông thường bệnh này kéo dài từ 2 – 4 tuần và được phát hiện khi cơ thể nhiễm virus từ 5 – 21 ngày.
Phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em như thế nào?
- Tránh tiếp xúc với người và vật nuôi: Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nguy cơ lây nhiễm từ động vật mắc virus đậu mùa khỉ, chẳng hạn như động vật bị chết, động vật đang sống trong môi trường có virus là rất cao. Trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với người khác và vật nuôi cho đến khi hết phát ban, các tổn thương đóng vảy, bong ra và hình thành lớp da mới.
- Tránh để con gãi ngứa: Gợi ý tốt hơn là cha mẹ nên che các vết thương để tránh trẻ gãi và chạm vào mắt tránh ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực của trẻ.
- Đeo khẩu trang, găng tay, giữ gìn vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng. Sử dụng dung dịch khử trùng tay nhanh khi vừa tiếp xúc người khác và người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc, đến những nơi đông người, tiềm ẩn nguy cơ mắc đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan.
- Ăn chín uống sôi, ăn các loại thực phẩm đã qua kiểm định nguồn gốc rõ ràng.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt, các vật dụng gia đình vì virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các loại bề mặt và đồ dùng. Đặc biệt là các đồ dùng của người nhiễm bệnh không được dùng chung
- Tham khảo bác sĩ về thuốc kháng virus và vaccine phòng bệnh.
- Đưa con đi tiêm các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi, rubella, cúm... theo đúng lịch hẹn để bảo vệ trẻ.
- Không nên quá lo lắng về nguy cơ lây truyền đậu mùa khỉ ở trường học và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa mang lại hiệu quả.