Phong thấp là nỗi ám ảnh của người già nhất là khi tiết trời trở lạnh. Một số am hiểu về bệnh phong thấp trong bài viết hi vọng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe sớm.
Bệnh phong thấp ở người lớn tuổi ai cũng biết nhưng để nắm rõ các kiến thức đúng cũng như hướng dẫn cách chữa trị thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vì thế, tham khảo các thông tin bổ ích là cần thiết cho bạn và người thân.
Phong thấp rất thường thấy ở người lao động nặng và người lớn tuổi. Bệnh này gây đau nhức, sung đỏ, tổn thương đến hệ xương khớp. Ngoài ra, triệu chứng căn bệnh này còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống…Khi thời tiết thay đổi bất thường thì bệnh càng trở nên nghiêm trọng, gây ra khó chịu cho bệnh nhân.
Để nhận biết bệnh để chữa trị kịp thời, bệnh nhân cần theo dõi dấu hiệu bệnh phong thấp kèm các triệu chứng, bao gồm:
- Mệt mỏi: là tình trạng phổ biến, xuất hiện một phần do phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm, thiếu máu hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
- Đau nhức xương khớp: cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc những lúc người bệnh thực hiện các động tác cầm nắm hay cử động, sau đó đến khớp bàn chân, bàn tay, khuỷu tay và đầu gối, khớp vai…
- Sưng khớp: xuất hiện ở các đốt khớp gối, ngón chân, ngón tay…
- Cứng khớp: có dấu hiệu co cứng khớp vào buổi sáng, rơi vào khớp xương chậu, khớp vai, xương đầu gối và cột sống…
- Xuất hiện tiếng lục cục trong khớp xương: tiếng lục cục, răng rắc phát ra từ trong khớp như khớp gối, khớp chân, tay…
- Viêm tuyến nước bọt, nước mắt: chảy nước mắt nhiều, sưng mặt, khó thở do virus, vi khuẩn tác động.
- Mất cảm giác ở các khớp và mất trí nhớ: là giai đoạn nặng, cầm nắm khó khăn, bước đi loạng chạng, nghiến răng mất kiểm soát, trí nhớ giảm và có dấu hiệu bất thường như quờ quạng…
- Thiếu máu: phong thấp ảnh hưởng đến tủy xương làm giảm sự giải phóng máu dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
- Biến dạng khớp: xương và sụn bị xói mòn, dây chằng ảnh hưởng gây lỏng lẻo, biến dạng như dính khớp bàn chân, cong vẹo…
Nguyên nhân bệnh phong thấp đa số nắm ở sự lão hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì chúng xuất phát từ các lý do sau:
- Giới tính: chủ yếu xảy ra nhiều ở nữ do phụ nữ dễ bị giảm sút >sức khỏe gây ảnh hường xương khớp như sinh đẻ, chuyển hóa cơ thể, mãn kinh…
- Tuổi tác: quá trình lão hóa do tuổi tác là nguyên chân chính làm xương khớp bị tổn thương.
- Do di truyền: gia đình có tiền sử mắc bệnh phong thấp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Nhiễm trùng: khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, các khớp xương sẽ sưng tấy lên làm ảnh hưởng đến sụn, gân, dây chằng…
- Chế độ ăn uống: ăn uống không đúng cách làm dư chất béo, thiếu hụt chất cần thiết sẽ làm cho sụn khớp bị chèn ép dẫn đến bệnh phong thấp.
Nhiều bệnh nhân có người nhà bị bệnh và lo lắng bệnh phong thấp có lây không? Trên thực tế, bệnh này không lây nhiễm, chỉ có một phần nguyên nhân do yếu tố di truyền. Bệnh xương khớp sẽ làm phá hủy sụn, gan, xương, dây chằng và có thể lan rộng đến cơ quan thần kinh, tim mạch, da, các tổ chức dưới da…
Để giải đáp cho thắc mắc bệnh phong thấp có nguy hiểm không, bạn cần xem các thông tin dưới đây:
- Gây bại liệt: các khớp xương bị chèn ép hoặc giãn ra, sụn xương bị bào mòn lâu dần sẽ gây khó khăn trong vận động dẫn đến cơ teo dần, khớp biến dạng và gây bại liệt.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: người có bệnh phong thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với người bình thường, nguy cơ tử vong cao do đột quỵ.
- Biến chứng viêm mạch máu: dòng máu thay đổi ảnh hưởng hệ thần kinh, nếu không kịp thời chữa trị sẽ khiến mạch máu biến dạng, dày lên hoặc hẹp đi, ảnh hưởng khu trung tâm thần kinh.
- Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: bệnh phong thấp làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ và có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
- Biến chứng ở phổi và thận: tác dụng phụ của thuốc trị bệnh phong thấp dễ gây các biến chứng viêm phổi mãn tính như tăng áp phổi, viêm màng phổi, trào dịch phổi…
Các liệu pháp vật lý trị liệu có thể hỗ trợ bệnh như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, giác hơi, diện chẩn...các bài thuốc sau đây bạn có thể tham khảo:
- Bệnh phong tê thấp thể trước tý: Thục địa (24g), Tỏa dương, Quy bản (mỗi loại 12gr), Bạch thược, Tri mẫu (mỗi loại 8gr), Can khương (20g), Hoàng bá, Trần bì (6gr).
- Bệnh phong tê thấp thể hành tý: Thổ phụ linh, Thương nhĩ tử, Hi thiêm (mỗi loại 16g), Phòng phong, Đương quy, Khương hoạt, Bạch thược, Uy linh tiên, Ý sĩ, Tùy giải (mỗi loại 12gr), Tần giao, Quế chi, Bạch chỉ, Ma hoàng, Bạch Linh (mỗi loại 8gr) và Cam thảo (6gr).
- Bệnh phong tê thấp thể thống tý: Thương nhĩ tử, Ý dĩ (mỗi loại 12gr), Thiên niên kiện, Can khương, Xương truật, Uy linh tiên, Xuyên khung, Bạch linh, Bạch thược, Hoàng kỳ, Ngưu tất, Quế chi, Ma Hoàng (mỗi loại 8gr).
Ngoài ra bạn có thể dùng bài thuốc từ lá lốt, loại lá này có tác dụng kháng viêm, sát trùng, giảm đau hiệu quả. Lá lốt tươi mang nấu canh, xắt nhỏ, phi hành cho thơm, nêm nếm gia vị và ăn lúc nóng 1 tuần 3-5 lần.
Kiêng cử sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau đớn, giảm nguy cơ trở nặng bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý bệnh phong thấp nên kiêng ăn gì.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: hàm lượng chất béo lipid trong máu tăng sẽ kích thích viêm khớp. Cần tránh ăn các thực phẩm như dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, bánh kẹo, hambu nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào…
- Protein: lượng protein quá nhiều, đạm dư sẽ làm sưng tấy viêm xương khớp, hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, lòng đỏ trứng, vịt…
- Thực phẩm ngọt: giảm đường trong thức ăn và nước uống làm giảm áp suất máu lên xương khớp.
- Nội tạng động vật: chứa photpho cao làm giảm canxi trong xương khớp làm dễ sưng, viêm, cần tránh ăn nội tạng gà, trâu, heo, vịt, lươn…
- Cafein: hàm lượng protein cao trong cà phê gây ảnh hưởng xấu đến bệnh xương khớp.
Bên cạnh kiêng cử, nhiều bệnh nhân cũng cần nắm rõ các thông tin về bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ dưỡng chất cho xương khớp phát triển tốt hơn, hạn chế bệnh tình theo chiều hướng xấu.
- Uống nhiều nước và thảo dược: uống 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đào thảo độc tố trong cơ thể. Đồng thời các loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe như nước quế chi, bách thảo, trà hoa cúc, rau má, nước ép rau diếp cá, nước ép trái cây…
- Cung cấp chất xơ cho cơ thể: thường có trong rau xanh, trái cây để tăng cường khả năng trao đổi chất, hấp thụ tốt khoáng chất, vitamin, thường có nhiều trong rau má, giá đỗ, lá lốt, bạc hà, nấm, bưởi, cam…
- Dứa: hàm lượng enzyme trong dứa có tác dụng thay thế thuốc giảm đau, giảm tình trạng sưng tấy ở khớp xương.
Ngoài việc kiêng cử, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể từ các thực phẩm nêu trên, bệnh nhân nên thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể, tập luyện thể dục điều đặn hằng ngày để bài tiết chất độc, tăng sức đề kháng, tạo điều kiện cho các khớp xương phát triển khỏe mạnh. Để kịp thời theo dõi bệnh tình bệnh phong thấp cũng như tránh những biến chứng nghiêm trọng không lường trước được, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để có phương án điều trị đúng cách phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người.