Cách chữa ngủ ngáy thường xuyên được chị em phụ nữ tìm hiểu, trong đó, lý do vì sao lại ngủ ngáy, ngủ ngáy ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào khiến chị em lo lắng.

My My (t/h) 10:03 20/11/2022

Có rất nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu về chứng >ngủ ngáy, cách >chữa chứng ngủ ngáy hàng ngày vì mức độ ngáy đã vượt qua ngưỡng bình thường.

Theo thông tin từ Báo VnExpress, ngủ ngáy được xem là triệu chứng có liên quan đến >sức khỏe. Khoảng 75% người ngủ ngáy có nguy cơ bị hội chứng ngừng thở khi ngủ (hơi thở bị gián đoạn khi ngủ trong thời gian ngắn), tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, ngáy còn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn đời.

Ngủ ngáy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ản: Internet

Ngủ ngáy xuất hiện phổ biến ở khoảng 57% nam giới trưởng thành và 40% phụ nữ trưởng thành. Đây cũng là hiện tượng phổ biến xảy ra khi luồng không khí đi qua đường thở bị thu hẹp, gây ra rung động lớn cho mô mềm ở phía sau cổ họng.

Ngủ ngáy cũng là một chứng bệnh bất tiện đến nỗi tìm hiểu kỹ trên internet sẽ thấy vô số cách chữa khác nhau. Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh ngủ ngáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Ngủ ở tư thế nằm nghiêng

Hãy cố gắng nằm nghiêng khi ngủ. Trong khi ngủ thẳng lưng, bất kỳ mô mỡ dư thừa nào dưới cằm của bạn đều có thể gây ép hẹp đường thở. Nằm nghiêng người giúp ngăn ngừa điều này.

Thay đổi tư thế ngủ. Ảnh: Internet

Ngừng hoặc hạn chế hút thuốc

Ngừng hẳn hoặc hạn chế hút thuốc. Khói thuốc gây kích ứng lớp lót của khoang mũi và cổ họng, dẫn đến sưng tấy và viêm họng. Nếu đường khoang mũi bị tắc nghẽn do viêm sưng thì sẽ gây khó thở bằng mũi vì luồng không khí vào bị hạn chế do đó gây ngáy.

Tập lưỡi

Các nhà nghiên cứu đã tiết lộ trong một nghiên cứu năm 2013 rằng một tập hợp các bài tập về lưỡi đơn giản có thể làm giảm đáng kể chứng ngáy ở bệnh nhân.

39 bệnh nhân trong nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên trong ba tháng điều trị với các bài tập hô hấp (Kiểm soát) hoặc các bài tập hàng ngày (Trị liệu).

Nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân mắc chứng ngáy ngủ nguyên phát, hầu họng hoặc miệng và lưỡi, các bài tập làm giảm đáng kể tần suất ngáy 36% và tổng số chứng ngáy ngủ là 59%. Các bài tập như vậy bao gồm đẩy đầu lưỡi vào pallte cứng và trượt lưỡi về phía sau 20 lần. Một bài tập nhanh khác gợi ý bạn nên ép mặt sau của lưỡi xuống sàn miệng trong khi giữ đầu lưỡi tiếp xúc với răng cửa dưới 20 lần.

Một cách khác để tăng cường sức mạnh của lưỡi là mút lưỡi hướng lên trên áp vào vòm miệng, ép toàn bộ lưỡi vào vòm miệng 20 lần. Nó cũng giúp rèn luyện tốt khả năng nhai và nuốt cả hai bên miệng mà không co lưỡi.

Một số thực phẩm hỗ trợ chữa chứng ngủ ngáy

Nghệ

Tỏi

Mật ong

Bạn có thể uống một ly sữa ấm pha cùng cà phê bột nghệ, uống 30 phút trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ ngon và sâu, hạn chế ngáy hàng ngày.

Bạn có thể ngâm tỏi cùng mật ong và để sử dụng hàng ngày trước khi ngủ. Tỏi mang lại tác dụng tốt giúp bạn làm sạch đường thở.

Cách tăng cường giấc ngủ mỗi ngày

- Nghỉ ngơi trong ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ: Sẽ dễ dàng ‘ngủ gật’ hơn nhiều nếu bạn cảm thấy thoải mái. Đọc sách trong yên tĩnh, kéo giãn cơ nhẹ nhàng, nghe nhạc và các bài tập thư giãn là những ví dụ để đưa tâm trí vào đúng khung cảnh của giấc ngủ.

- Giảm ánh sáng: Tránh ánh sáng chói có thể giúp bạn chuyển sang giờ đi ngủ và góp phần giúp cơ thể sản xuất melatonin, một loại hormone thúc đẩy giấc ngủ.

- Ngắt kết nối khỏi thiết bị: Máy tính bảng, điện thoại di động hay máy tính xách tay… có thể khiến cho não bộ khó ngừng hoạt động. Ánh sáng từ các thiết bị này cũng có thể ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin tự nhiên. Càng nhiều càng tốt, hãy cố gắng ngắt kết nối trong 30 phút hoặc hơn trước khi đi ngủ.

- Tập thở: Trong trường hợp khó đi vào giấc ngủ, đừng tập trung vào việc cố gắng chìm vào giấc ngủ, thay vào đó, hãy tập trung vào việc chỉ cố gắng thư giãn. Thở có kiểm soát, thiền chánh niệm, thư giãn cơ… là những ví dụ về các phương pháp thư giãn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

- Vận động trong ngày

Bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ sau một ngày hoạt động hoặc >luyện tập nhiều hơn so với sau một ngày tĩnh tại. Ngủ sẽ giúp cơ thể phục hồi và xây dựng cơ bắp. Khi bạn ngủ, các tế bào cơ bắt đầu được sửa chữa. Các tế bào miễn dịch tích cực lưu thông khắp cơ thể và có thể nhanh chóng phản ứng với sự can thiệp từ bên ngoài.

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe