Luyện tập là một trong những cách giúp chữa chứng rối loạn tiền đình hiệu quả và an toàn nhất. Vậy làm sao để luyện các bài tập chữa rối loạn tiền đình đúng cách?
Bên cạnh những phương pháp đặc thù giúp chữa trị chứng rối loạn tiền đình như: khám chữa trị, chế độ ăn uống,… thì việc thường xuyên áp dụng các bài tập thể dục là một trong những cách tốt nhất giúp ngăn ngừa, điều trị cũng như mang lại nhiều lợi ích cho >sức khỏe. Vậy đâu là các bài tập >chữa rối loạn tiền đình hiệu quả? Cách >luyện tập như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trong hệ thần kinh, tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, cử động phối hợp của mắt, đầu và thân mình. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp trong não bộ, có nhiệm vụ chính là giữ cân bằng cho cơ thể.
Những rối loạn liên quan đến thăng bằng có nguồn gốc từ tiền đình được gọi là hội chứng rối loạn tiền đình. Đây là chứng bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải và có xu hướng ngày một gia tăng. Đa phần chứng rối loạn tiền đình khiến cơ thể mất đi trạng thái cân bằng vốn có, gây chóng mặt, đầu óc quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã,…
Tuy bệnh rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ để lại nhiều di chứng khiến cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus gây viêm thần kinh sọ não số 8, thoái hóa hệ tiền đình, viêm tai giữa, tắc nghẽn động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống, chấn thương mê lộ,…
Bệnh xuất hiện nhiều ở phụ nữ tuổi mãn kinh, những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Bên cạnh đó, những người sống trong môi trường không tốt, ăn uống không hợp vệ sinh, ít vận động,… cũng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Ngoài những phương pháp chữa trị thông thường thì khoa học khuyến cáo con người nên rèn luyện các bài tập chữa rối loạn tiền đình như yoga, thể dục, khí công,… Một số bài tập nhẹ nhàng mà mọi người có thể áp dụng mỗi ngày để điều trị và ngăn ngừa rối loạn tiền đình như sau.
Bài tập này giúp điều hòa cơ thể và thả lỏng, tạo sự cân bằng, củng cố hệ thần kinh. Cách thực hiện như sau:
Bài tập này giúp cải thiện sự cân bằng và tuần hoàn máu cho cơ thể. Cách thực hiện như sau:
Đây là bài tập giúp máu lưu thông và ổn định hệ tiền đình. Cách thực hiện như sau:
Đây là bài tập giúp giảm stress, mang lại sự thoải mái cho cơ thể. Cách thực hiện như sau:
Ngoài các bài tập ở trên, còn có các bài thể dục chữa rối loạn tiền đình khác như: đi bộ, dậm chân tại chỗ, lắc người,… Tùy theo điều kiện và sở thích của mỗi người để lựa chọn bài tập chữa rối loạn tiền đình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc luyện tập cần kết hợp với ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để có được kết quả tốt nhất.