Tủ lạnh không phải là nguyên nhân gây bệnh cho gia đình mà chính là từ việc sử dụng không đúng cách khiến cho nhiều mầm bệnh sinh ra từ nó.
Có không ít người thường có suy nghĩ "thần thánh hoá" >tủ lạnh giống như một món đồ "vô khuẩn", "vạn năng" nên có thể bảo quản mọi loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, thực tế, tủ lạnh chỉ đơn thuần là một trang thiết bị trong gia đình, là món đồ có tác dụng làm lạnh, có khả năng kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn bằng cách khiến quá trình sinh sôi phát triển của chúng chậm lại chứ không thể giết chết được hoàn toàn như nhiều người vẫn lầm tường.
Và đương nhiên, với những tính năng như vậy thì tủ lạnh không thể nào là nguyên nhân khiến cho thức ăn bị nhiễm khuẩn mà là do cách chúng ta sử dụng sai mà vô tình làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của thức ăn. Trong đó, có một thực tế cho thấy rằng không phải bất cứ ai cũng biết sử dụng tủ lạnh đúng cách và giúp nó phát huy tối đa vai trò của mình. Những sai lầm mà mọi người hay mắc phải như:
1. Đặt thực phẩm chín, sống gần nhau
Trong một cuộc khảo sát đã đưa ra kết quả rằng, có đến 46% tủ lạnh của các gia đình có chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Salmonella và Listeria. Trong đó, vi khuẩn Listeria là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đây là một loại vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi trong một môi trường nhiệt độ thấp như tủ lạnh và được tìm thấy nhiều nhất trong các loại thịt sống như thịt lợn, thịt bò sống, và một số sản phẩm từ sữa.
Vì vậy, nếu như bạn để thịt sống và thức ăn đã qua nấu chín gần nhau, thì chắc chắn sẽ xảy ra việc lây nhiễm vi khuẩn Listeria chéo sang các thực phẩm nấu chín. Và khi chúng ta ăn phải những loại thực phẩm này thì có thể phải đối diện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy, viêm màng não...
Cách làm đúng: Bạn nên bảo quản thịt sống và đồ ăn chín một cách riêng biệt trong tủ lạnh như để khác ngăn. Trong trường hợp không thể đặt khác ngăn, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín thức ăn đã nấu chín hoặc cho chúng vào hộp thực phẩm có đậy nắp kĩ càng.
Khi muốn sử dụng, bạn không nên vừa mới lấy từ trong tủ lạnh ra đã ăn ngay mà hãy hâm nóng lại hoặc nấu chín lại thật kỹ. Đối với các loại rau củ quả, dù đã rửa sạch trước đó nhưng để có thể đảm bảo an toàn thì bạn hãy rửa lại trước khi ăn.
2. Lâu ngày không vệ sinh tủ lạnh
Bất kỳ vật dụng nào trong gia đình, ngay cả tủ lạnh bạn cũng nên chăm chỉ làm sạch thường xuyên. Có những người để cho tủ lạnh hoạt động hết cả một năm 356 ngày mà vẫn không vệ sinh thì rất dễ khiến cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi cho tủ lạnh.
Cách làm đúng: Mỗi tuần bạn nên vệ sinh tủ lạnh từ 2-3 lần. Cùng với đó, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng và sắp đến hạn sử dụng trước và loại bỏ đi những thực phẩm đã quá hạn, có mùi hôi không thể dùng được nữa.
Không ít người cho rằng, việc cho thức ăn nóng sẽ làm hại tủ lạnh nên thường có thói quen để cho bên ngoài trong nhiệt độ phòng cho nguội hẳn mới thì mới mang đi cất tủ lạnh. Đây thực sự là một sự hiểu lầm vì trong quá trình bạn chờ đồ ăn nguội đi thì sẽ sinh ra rất nhiều vi khuẩn.
Theo một nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng, thức ăn khi đã được nấu chín, trong thời gian nhiệt độ giảm xuống thì vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi mạnh, và chúng cần phải được làm lạnh nhanh dưới mức 7°C mới có lợi cho việc ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Đồng nghĩa với việc, thức ăn cần phải được đưa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, nhất là vào mùa hè khi vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng trong vòng chưa đầy nửa giờ.
Cách làm đúng: Ngay khi đồ ăn còn ấm, bạn hãy cho chúng vào hộp kín và cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Trong quá trình rã đông, vi khuẩn bị kìm hãm khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh sẽ được giải phóng, sinh sôi phát triển rất nhanh. Lúc đó, bạn lại cấp đông thực phẩm lại một lần nữa vi khuẩn sẽ có thể tiếp tục gia tăng về số lượng và tăng nguy cơ gây ngộ độc cấp tính và một số bệnh lý khác cho cơ thể.
Cách làm đúng: Sau khi rã đông, bạn phải tiêu thụ cho hết thụ hết vì vậy phải biết cân nhắc nên rã đông bao nhiêu. Nếu không ăn thì nên bỏ ngay.
Có một số gia đình, tủ lạnh giống như là một "chiếc hộp kho báu" vì trong đó không chỉ chứa đủ loại thực phẩm, mà còn có thuốc, thậm chí là mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc... Điều đó dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn cho tủ lạnh, chúng ta sẽ dễ bỏ qua thực phẩm vừa khiến tủ thêm nguy hiểm, lại khiến tủ trở nên bốc mùi.
Cách làm đúng: Bạn không nên lạm dụng tủ lạnh để để quá nhiều thứ khác nhau. Hãy chọn lựa những gì phù hợp nhất để cho vào tủ, trước khi cho nên làm sạch. Còn đối với các loại mĩ phẩm bạn có thể cho vào những chiếc tủ lạnh nhỏ riêng.