Sỏi thận và sỏi túi mật là 2 loại bệnh khiến dòng chảy trong cơ thể bị tắc nghẽn và kéo theo hàng loạt hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng.

Linh Chi (Theo Times of India) 07:32 08/04/2023

Anh Sushant Shukla, 45 tuổi đã bị đau bụng dữ dội. Anh được chẩn đoán có thể là do sỏi thận và khi đi khám >sức khỏe, bác sĩ đã phát hiện ra rằng đó thực sự là sỏi túi mật. Các triệu chứng của cả hai có thể khá khó hiểu đối với mọi người, trừ khi bệnh nhân được chẩn đoán chính xác.

Tiến sĩ Anant Kumar, Trưởng khoa Tiết niệu, Ghép thận và Robotics, Bệnh viện Chuyên khoa Max Super, Saket chia sẻ: ''Đau do sỏi thận có thể dễ bị nhầm với sỏi túi mật vì cả hai đều có thể gây khó chịu ở dạ dày và có chung các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn và sốt.''

Ảnh minh họa: Internet

''Cả hai viên sỏi có thể nhỏ như hạt cát, hoặc lớn hơn nhiều, làm suy giảm một số chức năng quan trọng của cơ thể. Đau túi mật thường xảy ra ở vùng bụng trên bên phải, trong khi đau sỏi thận có thể xảy ra ở hai bên mạn sườn.''

Cả sỏi thận và sỏi túi mật đều có thể ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng trong cơ thể bạn. Chúng có thể gây đau đớn và khó chịu vô cùng, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của bạn. Bệnh nhân cũng sẽ bị yêu cầu nhập viện hoặc thậm chí phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Trong khi sỏi túi mật được tạo thành từ cholesterol thì sỏi thận được tạo thành từ muối canxi. Khi cơ thể bài tiết nhiều cholesterol trong mật, nó sẽ lắng đọng trong túi mật và tạo thành các tinh thể và sỏi.

Tiến sĩ Sachin Mittal, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Khoa Phẫu thuật Tổng quát, Bệnh viện Amrita, Faridabad, giải thích: Khi lượng canxi dư thừa lắng đọng trong thận, nó sẽ tạo thành sỏi. Sỏi thận và sỏi túi mật thường rất phổ biến. Sỏi thận có tỷ lệ mắc bệnh phổ biến hơn sỏi túi mật. 

Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Soumyan Dey, Chuyên gia tư vấn, Tiết niệu phòng Phẫu thuật tổng quát MS, Khoa tiết niệu M. Ch, Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Navi Mumbai cho biết thêm: ''Mặc dù có những khác biệt nhưng sỏi thận và sỏi túi mật vẫn có một số điểm tương đồng. Cả hai đều được hình thành do sự tích tụ các chất mà cơ thể cần loại bỏ. Cả hai tình trạng này đều có thể gây đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn và có thể cần can thiệp y tế để điều trị. Cả sỏi thận và sỏi túi mật cũng có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc đường mật.''

Các triệu chứng của sỏi túi mật

  • Đau ở phần trên bên phải của bụng.
Ảnh minh họa: Internet
  • Đau lưng giữa hai bả vai của bạn.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Khó tiêu.

Các triệu chứng của sỏi thận

  • Đau sườn hoặc đau lưng thường lan xuống háng.
  • Đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục.
  • Đi tiểu nóng rát
  • Rối loạn chức năng thận.

Làm thế nào để bảo vệ thận

Tiến sĩ Mittal cũng đã chia sẻ một số biện pháp có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc sỏi mật. ''Mọi người nên tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh thức ăn béo. Sau khi được chẩn đoán bệnh, bạn nên mổ nội soi để tránh biến chứng.''

Đối với bệnh sỏi thận, ông khuyến cáo mọi người nên uống đủ 4 lít nước/ngày để giảm lượng muối ăn vào. Hơn nữa, sỏi nhỏ hơn 5 mm có thể tự đào thải ra ngoài và sỏi lớn hơn 5 mm có thể cần can thiệp phẫu thuật.

Ảnh minh họa: Internet

Cả sỏi thận và sỏi túi mật thường được phát hiện khi siêu âm khi bệnh nhân bị đau bụng. Chẩn đoán bao gồm sự kết hợp giữa tiền sử bệnh, khám sức khỏe và các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT và chụp X-quang. Trong một số trường hợp, xét nghiệm nước tiểu và máu cũng có thể cần thiết để xác định nguyên nhân hình thành sỏi.

Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Soumyan cũng gợi ý rằng: ''Điều cần thiết là phải hiểu rằng sỏi thận và sỏi túi mật là những bệnh có thể điều trị được và chăm sóc y tế kịp thời có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Duy trì hydrat hóa tốt và chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc và uống quá nhiều rượu cũng có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi. Nhiều khi sỏi túi mật, đặc biệt là sỏi lớn đơn độc và độ dày thành túi mật bình thường trên siêu âm có thể không được điều trị nếu không có triệu chứng. Sỏi thận rất nhỏ, đặc biệt là dưới 5 mm sẽ không cần bất kỳ phương pháp điều trị phức tạp nào ngoài việc tăng lượng nước uống vào, hầu hết bệnh nhân sẽ tự đào thải chúng ra ngoài. Bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể giúp phát hiện sớm bệnh nếu có.''

Theo Times of India

Linh Chi (Theo Times of India) | Theo Phụ nữ sức khỏe