Theo tờ Nhân Dân nhật báo, vỏ cam thực sự là "kho báu" nếu sử dụng theo những cách dưới đây.
Cam là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất trong các gia đình. Cam tươi có vô số lợi ích kỳ diệu cho làn da, giúp giảm cân và cả nâng cao hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, thứ quý giá nhất của quả cam không phải là các múi cam mà lại là phần vỏ cam.
Vỏ cam rất giàu chất xơ, vitamin C, folate, vitamin B6, canxi và các chất >dinh dưỡng thiết yếu khác. Vỏ của cam có chứa một lượng polyphenol giúp chống lại bệnh tật rất tốt. Hơn nữa, vỏ cam còn có khả năng chống ung thư do sự hiện diện của limonene, một chất hóa học tự nhiên. Hơn nữa, tinh dầu có trong vỏ cam còn có đặc tính chống viêm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
Thực tế, trong y học cổ truyền Trung Quốc, từ lâu vỏ cam đã được ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả. Theo tờ Nhân Dân nhật báo, vỏ cam thực sự là "kho báu" nếu sử dụng theo những cách dưới đây.
1. Chống say tàu xe
Một giờ trước khi lên ô tô, bạn chỉ cần gấp vỏ cam tươi lại, dùng ngón tay bóp vào lỗ mũi vài giọt tinh dầu vỏ cam. Đồng thời giữ vỏ cam trên tay hít hà liên tục sẽ có thể chống say tàu xe rất hiệu quả.
2. Chữa ho
Vỏ cam có tính hàn, trị ho, tan đờm, thông họng rất hiệu quả được, khuyến khích sử dụng cùng mật ong.
Cách 1: Dùng 5 gam vỏ cam, đổ 2 chén nước, thêm chút gừng và đường nâu (hoặc mật ong), sắc thành nước uống. Thưởng thức khi còn nóng sẽ có tác dụng giảm ho.
Cách 2: Đun mứt vỏ cam với mật ong, vừa có thể nhâm nhi khi đọc sách, hàn huyên, vừa có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp, hạn chế được chứng ho dai dẳng rất tốt cho cơ thể.
Cách 3: Thái nhỏ vỏ cam khô, hãm nước sôi và uống thay trà, có thể bổ sung vài giọt mật ong sẽ có chức năng giảm ho, giảm đờm.
3. Trị viêm phế quản mãn tính
Lấy 5-15 gam vỏ cam hãm trong nước sôi và uống hàng ngày.
4. Giảm đầy hơi
Dùng vỏ cam tươi ngâm với nước sôi, thêm một lượng đường thích hợp để pha trà vỏ cam có tác dụng loại bỏ chứng đầy hơi, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cổ họng.
5. Hạ huyết áp
Vỏ cam được cắt thành sợi và phơi nắng để làm lõi gối, có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon và giảm huyết áp.
6. Trị bỏng nhẹ
Đắp vỏ cam lên chỗ bị bỏng, vì vỏ cam có chứa một loại citrinin, có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có thể dùng chữa bỏng nhẹ.
7. Trị táo bón
Rửa sạch và cắt nhỏ vỏ cam, thêm đường và mật ong vừa đủ, đun sôi để nguội, uống mỗi lần một thìa canh, ngày ba lần, để chữa táo bón.
8. Trị hôi miệng
Nước sắc với 30 gam vỏ cam có thể chữa hôi miệng.
9. Chống nghiến răng
Trước khi đi ngủ 10 phút, ngậm một miếng vỏ cam, tốt nhất không nên nhổ đi (nếu cảm thấy khó chịu thì nhổ đi), có thể chống nghiến răng khi ngủ.
10. Món giải khát, giải nhiệt
Vỏ cam được thái nhỏ phơi khô dưới nắng, ủ với lá trà, pha nước đun sôi, có vị thơm, ngon, có tác dụng giải khát, giải nhiệt.
11. Trị lạnh bụng và nôn mửa
Nước sắc từ vỏ cam và vài lát gừng có thể chữa được chứng lạnh bụng và nôn mửa.
12. Nôn nao
Sắc với 30 gam vỏ cam với một ít muối và nước, có tác dụng làm tỉnh táo cơ thể, giảm bớt triệu chứng nôn nao.
13. Trị chứng khó tiêu
Ngâm 50 gam vỏ cam vào rượu, loại rượu này có tác dụng làm ấm tỳ vị, chữa được các chứng ăn không tiêu, buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là đối với chứng khó tiêu do ăn quá nhiều đồ dầu mỡ.
14. Trị cảm lạnh và cảm cúm
Sắc vỏ cam, gừng lát và đường nâu, uống khi nóng có thể chữa cảm mạo, cảm lạnh, ho.
- Rửa cam đúng cách bằng nước muối để loại bỏ thuốc trừ sâu có hại trước khi tiêu thụ.
- Vỏ của quả cam có kết cấu và khá cứng, do đó, nó có thể gây khó chịu khi ăn và cũng như khi tiêu hóa.
- Vỏ cam nên cắt mỏng, dài để tiết ra nhiều tinh dầu, nên thêm gia vị để tránh vị đắng.
- Cách tốt nhất và phổ biến nhất để thêm vỏ cam vào chế độ ăn uống của bạn là ăn nó ở dạng nấu chín. Vỏ cam hoặc mứt cam là một cách ngon miệng để nhận được tất cả các lợi ích dinh dưỡng của vỏ cam.
- Nếu bạn muốn tiêu thụ vỏ cam thì trước tiên nên cố gắng chọn được loại cam ngọt, ngon.
- Vỏ cam tươi có nhiều tinh dầu. Nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, do đó vỏ nên được nấu chín hoặc phơi khô.