U nang buồng trứng ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai ở các chị em. Nắm rõ biểu hiện u nang buồng trứng để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bệnh.
U nang buồng trứng không phải bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi nhưng khi để quá nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xoắn buồng trứng, chảy máu âm đạo,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến >sức khỏe sinh sản của chị em. Nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện của u nang buồng trứng qua những thông tin dưới đây để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
U nang buồng trứng hay còn gọi hội chứng buồng trứng đa nang không hiếm gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Bình thường, phụ nữ có hai buồng trứng - mỗi buồng có kích thước và hình dạng như một quả hạnh nhân - ở mỗi bên của tử cung. Trứng phát triển và trưởng thành trong buồng trứng, sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng. U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất dịch lỏng hoặc chất rắn như bã đậu xuất hiện và phát triển trong buồng trứng hoặc trên bề mặt của nó, có thể xuất hiện gồm nhiều nang nhỏ trong buồng trứng
U nang buồng trứng được chia thành 2 loại chính là U nang cơ năng (có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vài tháng) và U nang thực thể (Cần can thiệp điều trị, phẫu thuật để loại bỏ khối u)
Thông thường, các u nang buồng trứng có kích thước nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện khi u nang phát triển.
Các biểu hiện u nang buồng trứng bạn có thể gặp bao gồm:
- Đầy hơi hoặc bụng sưng, luôn cảm giác no: Khi u nang có kích thước to (7cm) sẽ chèn ép không gian trong ổ bụng, ảnh hưởng tiêu hóa, khiến bụng đầy hơi, vòng bụng sưng to và dễ có cảm giác no.
- Đau vùng chậu trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt: Khi các khối u phát triển to sẽ chèn lên các dây thần kinh vùng chậu khiến bạn gặp các cơn đau khó chịu không chỉ trong chu kì kinh nguyệt. Nếu đau dữ dội có thể bạn đã bị xoắn buồng trứng.
- Đau khi quan hệ tình dục: Do các khối u to khiến tử cung bị lệch khỏi vị trí hoặc do u nang lạc nội mạc tử cung sẽ gây ra các cơn đau khi quan hệ, đặc biệt các cơn đau lại xuất phát ở một hoặc hai bên vùng xương chậu.
- Đau ở lưng dưới hoặc đùi: Thông thường là do u nang phát triển lớn sẽ chèn ép các nội tạng xung quanh cũng như các dây thần kinh vùng xương chậu gây ra các cơn ở sau lưng dưới hoặc vùng đùi.
- Đi tiểu nhiều lần, có thể bị tiểu khó: Nguyên nhân là do các khối u nang chèn khu vực bàng quan khiến bạn nhanh có cảm giác buồn tiểu nhưng do chèn ép nên lại khó đi tiểu được.
- Căng tức, có cảm giác đau nhức ngực: Do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể khiến ngực luôn có cảm giác căng tức, đau nhức ngực.
- Buồn nôn và ói mửa: Buồn nôn, ói mửa, choáng váng do chất lỏng rỉ ra từ u nang gây kích ứng khoang phúc mạc, thường gặp trong trường hợp vỡ u nang.
Các triệu chứng nghiêm trọng của u nang buồng trứng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bao gồm:
- Đau vùng chậu nghiêm trọng, đau từng cơn dữ dội
- Sốt
- Ngất xỉu hoặc chóng mặt
- Thở dốc
Những dấu hiệu u nang buồng trứng này thường xảy ra khi u nang bị vỡ hoặc xoắn buồng trứng. Cả hai biến chứng có thể có hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.
Trong hầu hết trường hợp, u nang buồng trứng là do tác động của chu kỳ kinh nguyệt (u nang cơ năng), nguyên nhân gây các loại u nang buồng trứng khác ít phổ biến hơn nhiều. Cụ thể:
Buồng trứng thường phát triển các nang mỗi tháng. Các nang trứng sản xuất hormone estrogen và progesterone kích thích trứng rụng và tăng khả năng thụ thai khi đến ngày. Nếu sau chu kì, nang đó không tiêu biến mà vẫn tiếp tục phát triển, nó được gọi là u nang cơ năng. Có các loại u nang buồng trứng cơ năng chính là:
- U nang nang: Buồng trứng thường giải phóng một quả trứng mỗi tháng. Nó phát triển bên trong một túi nhỏ gọi là nang. Khi trứng đã sẵn sàng, nang trứng sẽ mở ra và giải phóng nó. Nếu túi không mở, nó sẽ gây ra u nang nang.
- U nang Corpus (U nang hoàng thể): Sau khi trứng được giải phóng, nang rỗng, co lại và sẵn sàng cho trứng tiếp theo. Nang bây giờ ở thể hoàng. Nó trở thành một u nang khi nó đóng lại và chất lỏng tích tụ bên trong phát triển thành u nang. Nó có thể biến mất trong một vài tuần nhưng có thể chảy máu hoặc gây đau khi phát triển to hơn.
- U nang không chức năng: Ở một số phụ nữ, buồng trứng của họ tạo ra rất nhiều u nang nhỏ. Tình trạng này được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây khó mang thai. Các u nang không chức năng có thể xuất hiện bởi ung thư. U nang buồng trứng ở phụ nữ sau khi mãn kinh có nhiều khả năng chuyển sang ung thư cao hơn so với những phụ nữ trẻ hơn.
Các u nang cơ năng thường vô hại, hiếm khi gây đau và thường tự biến mất trong vòng hai hoặc ba chu kỳ kinh nguyệt. (Từ 1-3 tháng)
U nang buồng trứng thực thể là một tổ chức bất thường phát triển tại buồng trứng do tăng sinh tế bào không được kiểm soát dẫn đến loạn sản và di sản tế bào, phát triển thành khối u. Do u nang buồng trứng thực thể là có tổ chức học thay đổi nên có nguy cơ chuyển sang ung thư hóa.
U nang thực thể không liên quan đến chức năng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt được phân ra các dạng chính là:
- U nang bì: Còn được gọi là teratomas, chúng chứa mô, chẳng hạn như tóc, da hoặc răng, vì chúng hình thành từ các tế bào phôi thai. U nang da ít biến chứng sang ung thư.
- U nang nhầy: Chúng phát triển trên bề mặt của buồng trứng và có thể chứa đầy chất lỏng hoặc chất nhầy.
- U nang lạc nội mạc tử cung: Chúng phát triển như là kết quả của một tình trạng trong đó các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung của bạn.
U nang bì và u nang nhầy có thể phát triển kích cỡ đẩy buồng trứng di chuyển ra khỏi vị trí. Điều này làm tăng khả năng xoắn đau buồng trứng, được gọi là >u nang buồng trứng xoắn. Xoắn buồng trứng cũng có thể dẫn đến giảm hoặc ngừng lưu lượng máu đến buồng trứng.
⇒ Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng thể xoắn: Bệnh không những dễ dẫn đến vô sinh mà còn có thể gây tử vong
U nang buồng trứng hầu như không có biểu hiện đặc trưng và rõ ràng nên nhiều phụ nữ không hề biết bị đa nang, chỉ phát hiện ra khi đi siêu âm.
Phần lớn u nang buồng trứng là lành tính. Tuy nhiên, với dạng u nang buồng trứng thực thể, đặc biệt trong trường hợp vỡ nang, u nang buồng trứng xoắn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe và khả năng mang thai. Ngoài ra, trong số hiếm trường hợp u nang chuyển thành ung thư, đây là loại ung thư có độ ác tính cao.
Nhiều chị em thắc mắc bị U nang buồng trứng có thai được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, khi u nang có kích thước nhỏ và một bên buồng trứng vẫn hoạt động bình thường.
Mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em, nhất là những ai gặp phải đúng tình trạng này. Dù rằng bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có rủi ro và tình trạng sức khỏe từng bệnh nhân khác nhau nhưng theo các chuyên gia đánh giá mổ u nang buồng trứng tương đối an toàn, không nguy hiểm tính mạng cũng như sức khỏe sinh sản.
Tình trạng u nang buồng trứng không hiếm gặp và hầu hết các u nang không cần điều trị sẽ tự khỏi. Tuy nhiên với các u nang lớn, không biến mất hoặc gây ra các triệu chứng như vỡ u nang, u nang buồng trứng xoắn (gặp ở u lành tính) hay đối tượng bị u nang là phụ nữ gần mãn kinh có thể cần phẫu thuật (Hạn chế nguy cơ phát triển thành ung thư).
Bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy u nang buồng trứng hoặc cả buồng trứng phụ thuộc vào tình trạng u nang của bạn. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi, bác sĩ thực hiện một vết cắt nhỏ trên hoặc dưới rốn của bạn. Bệnh nhân mất khoảng 1-2 ngày ở lại bệnh viện theo dõi, 3-5 ngày sau là vết thương lành hoàn toàn.
Với trường hợp u to có thể cần phải mổ hở, bệnh nhân 3-5 ngày để liền miệng vết mổ, nằm viện 5-7 ngày theo dõi sẽ được xuất viện, hồi phục hoàn toàn sau 4-6 tuần.
Ghi nhớ kỹ các biểu hiện u nang buồng trứng để có thể kịp thời nhận biết những triệu chứng bất thường của cơ thể. Dù ràng, tỉ lệ chuyển ung thư là hiếm gặp nhưng đây là loại ung thư ác tính nên bạn hãy đi kiểm tra vùng chậu thường xuyên và biết rõ các dấu hiệu u nang buồng trứng để chủ động phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.