Xơ gan có chữa được không là câu hỏi thường trực của người bệnh với bác sĩ điều trị. Bởi đây là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến phức tạp và dễ dàng cướp đi mạng sống của con người.
Hiện nay, xơ gan được xếp vào top những căn bệnh nguy hiểm. Ban đầu người bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Đến khi chuyển sang giai đoạn nặng mới có những triệu chứng cụ thể. Thời điểm này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, xơ gan có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc. Đặc biệt là những người bệnh đã bước giai đoạn 4, giai đoạn báo động đỏ do chức năng gan có sự suy giảm nghiêm trọng.
Xơ gan là bệnh lý hình thành do sự tổn thương lâu dài của các tế bào gan. Hậu quả là tế bào mô gan bị thay thế bởi các mô sẹo làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Đây là căn bệnh thầm lặng, nhưng có sức tàn phá rất lớn đối với cơ thể của chúng ta.
Quá trình tăng sinh xơ xuất hiện cùng các tổn thương gan mạn tính, khiến các chức năng của gan dần dần suy giảm. Điều này dẫn đến ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan. Như vậy cơ thể không thể tổng hợp chất đạm hãy trữ các loại vitamin quan trọng (A, D, K, B12…) hoặc sản xuất các chất tiêu hóa thức ăn. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh xơ gan có diễn biến rất phức tạp và nhanh chóng chuyển biến sang các giai đoạn nặng. Ở những giai đoạn đầu, bệnh sẽ dễ điều trị và cho kết quả khả quan. Do đó, bạn cần sớm nhận biết những giai đoạn của bệnh, để nhanh chóng đi khám và được bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn đầu, gần như bạn sẽ không thấy được các biểu hiện gan bị tổn thương. Nhưng nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa trị để giúp gan hồi phục như bình thường là rất cao.
Ở giai đoạn này, gan mới chỉ bị viêm, các tế bào gan đang hình thành sự xơ hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng tại giai đoạn này. Ngoài biểu hiện này ra thì gần như không có dấu hiệu gì khác. Do đó, người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, các áp lực tĩnh mạch đang tăng dần. Các mô xơ cũng tăng dần, xuất hiện nhiều hơn. Lúc này bệnh bắt đầu tiến triển nặng. Nếu không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3.
Thông thường, 90% nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan là do uống nhiều bia rượu, viêm gan B và C. Tuy nhiên, một số người do đặc thù công việc cần phải giao tiếp với khách hàng, khó tránh khỏi tiệc tùng uống rượu bia. Nhưng vì bảo vệ >sức khỏe thì bạn cần phải tự tìm ra giải pháp cho mình, hãy từ chối khéo léo, để không gây thêm gánh nặng cho gan.
Giai đoạn 3
Bước vào giai đoạn 3, người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Thời điểm này lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh. Tốc độ xơ gan diễn ra nhanh chóng, gan rất khó trở lại bình thường. Chính vì vậy, các bác sĩ thường đề xuất ghép gan để có thể chữa khỏi bệnh.
Ở giai đoạn 3, bệnh xơ gan có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ rệt như ăn không ngon, sụt cân nhanh, mệt mỏi, da vàng, nhợt nhạt, thở nhanh. Bên cạnh đó, đường huyết tăng giảm thất thường, phù chân, mắt cá… Đây là những dấu hiệu chuyển tiếp để chuyển sang giai đoạn 4.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn báo động khẩn cấp vì quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các biến chứng bắt đầu xuất hiện như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não… thời gian sống của người bệnh rất mong manh. Bởi bước vào giai đoạn này bệnh nhân không thể tiến hành ghép gan, thời gian sống khoảng 12 tháng.
Không chỉ có những dấu hiệu như giai đoạn 3, mà giai đoạn 4 còn xuất hiện thêm các biểu hiện như mệt mỏi về tinh thần, rất buồn ngủ, lòng bàn tay son, tính cách thay đổi… Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cho xơ gan giai đoạn 4. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là điều trị sớm nhất có thể. Do đó, khi thấy cơ thể có biểu hiện khác thường, bạn cần phải đi thăm khám ngay, để phát hiện sớm và kịp thời cứu chữa.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính (viêm gan, gan nhiễm mỡ…). Với đặc tính là không hồi phục bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành những nốt gan bất thường.
Tuy nhiên, các tế bào gan tổn thương không đồng đều nên vẫn có một số tế bào gan vẫn hồi phục được phần nào. Vì vậy, thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng tổn thương gan của bệnh nhân.
Mục tiêu của việc điều trị là làm chậm quá trình xơ tại gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan. Phương pháp điều trị sẽ theo nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị xơ gan do rượu, bia: Đầu tiên người bệnh cần ngừng việc uống rượu, bia. Bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình cai rượu phù hợp và thuốc uống để giảm thiểu các tác hại do xơ gan gây ra.
Điều trị xơ gan do gan nhiễm mỡ: Xơ gan do gan nhiễm mỡ gây ra thì người bệnh có thể cải thiện bằng cách giảm được cân và kiểm soát được lượng đường huyết.
Do viêm gan B và viêm gan C: Uống thuốc đặc trị để kiểm soát quá trình viêm, làm chậm quá trình diễn biến bệnh xơ gan.
Ghép gan: Nếu tình trạng bệnh quá nặng và tìm được người hiến gan phù thì nên tiến hành ghép gan. Tuy nhiên, việc tìm thấy người có gan phù hợp là rất hiếm, hơn nữa Việt Nam vẫn rất dè dặt trong việc hiến nội tạng.
Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, bệnh gan hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các biện pháp chủ động phòng ngừa. Theo đó, người dân nên chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan virus. Đồng thời tẩy sán lá gan định kỳ.
Trong cuộc sống hàng ngày cần tránh việc sử dụng uống rượu bia, sử dụng các chất độc đối với gan. Thay vào đó hãy thiết lập chế độ ăn uống và >luyện tập hợp lý, khoa học, hạn chế thừa cân. Nếu có điều kiện thì hãy sử dụng một số loại thuốc bổ gan giúp mát gan, thanh lọc cơ thể.
Trong đó, chế độ ăn uống cần đầy đủ, lành mạnh, cung cấp dưỡng chất thiết yếu tới cơ thể. Người bệnh cần ăn tất cả các nhóm thực phẩm đa dạng bao gồm gạo, ngũ cốc, trái cây và rau quả, các loại đậu và thịt nạc. Đặc biệt là cần được bổ sung nhiều protein từ đậu và thịt để cung cấp năng lượng, giúp sức khỏe dồi dào. Trước khi đi ngủ hãy ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết ban đêm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên lựa chọn những loại trái cây, rau củ quả tươi, không nên sử dụng đồ ăn để quá lâu trong tủ lạnh. Khi ăn trái cây có thể ăn kèm ngũ cốc, yến mạch giúp tăng thêm giá trị >dinh dưỡng của món ăn. Nhưng cần hạn chế ăn chất béo để lá gan của bạn không phải “gồng mình lên hoạt động”. Cơ thể cũng cần được cung cấp đủ lượng nước lọc (1,5 - 2 lít), sử dụng các loại nước ép hoa quả... mỗi ngày.
Việc chủ động bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân là điều rất cần thiết. Do đó, hy vọng qua những thông tin trên đây, đã giúp bạn biết được bệnh xơ gan có chữa được không. Đồng thời, nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa để giúp chính mình và người thân hạn chế mắc phải căn bệnh quái ác này.