Nhiều người cảm thấy khó tin về việc bệnh tiểu đường có liên quan mật thiết với tâm trạng, tuy nhiên chuyên gia đã lên tiếng chỉ ra điều đó.
Lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của chúng ta. Ở người >bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết cao có thể khiến bệnh nhân dễ có cảm giác tiêu cực, ảnh hưởng đến >sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Đây cũng là lý do vì sao người bệnh tiểu đường cần tích cực kiểm soát mức đường huyết ở mức bình thường. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, chỉ số đường huyết lý tưởng mà bệnh nhân tiểu đường nên duy trì là từ 80-130mg/dl trước khi ăn, và khoảng 180 ml/dl (hoặc thấp hơn) trong vài giờ sau khi ăn.
Nếu chỉ số đường huyết cao hoặc thấp hơn con số này đều có thể là nguồn gốc của việc> thay đổi tâm trạng thất thường.
Cụ thể, khi lượng đường trong máu thấp có thể khiến bạn cảm thấy bối rối, lo lắng, dễ cáu bẳn, bồn chồn, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi… Còn khi mức đường huyết cao có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng, dễ tức giận, buồn bực, lo lắng… nghiêm trọng hơn cũng có thể khiến bạn hôn mê.
Ngoài lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường có thể bị tâm trạng thất thường do căng thẳng thường xuyên.
Nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 30-40% người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cho biết họ cảm thấy căng thẳng vì phải điều trị suốt đời, thay đổi quá nhiều thói quen sinh hoạt, ăn uống… Một nghiên cứu khác cũng cho biết cứ 4 bệnh nhân tiểu đường sẽ có 1 người có nguy cơ cao bị trầm cảm, và phụ nữ cũng dễ gặp tình trạng này hơn nam giới.
Nếu bạn cảm thấy những lo lắng thất thường vì bệnh tiểu đường đang khiến bản thân mệt mỏi hay kiệt sức, hãy sớm liên hệ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được giúp đỡ. Bởi việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, không kém kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn
Cách hạn chế bệnh tiểu đường là gì ?
Hiện nay vẫn chưa tìm ra cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 bằng việc thay đổi kế hoạch ăn uống và tập luyện một cách lành mạnh, khoa học hơn.
Đối với thói quen ăn uống, bệnh nhân cần:
- Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm và thay bằng chất đạm có trong cá, trứng, thịt, chất xơ và vitamin thừu trái cây, rau củ;
- Tăng cường ăn nhiều cá hơn, tối thiểu nên ăn 2 bữa/tuần;
- Hạn chế muối, tránh ăn mặn, bánh kẹo và nước ngọt có gas;
- Không nên ăn nhiều nội tạng và mỡ động vật;
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia;
Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.
Chế độ >luyện tập thể dục, thể thao:
- Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 - 45 phút đi bộ hoặc tập luyện một bộ môn thể thao nào đó. Không nên nghỉ quá 2 buổi/tuần;
- Sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 30 - 45 phút. Sau đó đi bộ thư giãn tầm 15 - 20 phút để tránh việc đường huyết gia tăng quá cao sau khi ăn xong;
- Đối với những người làm công việc văn phòng, nếu làm ở tầng thấp nên hạn chế dùng thang máy mà hãy luyện thể lực bằng cách đi cầu thang bộ, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh khu vực làm việc khoảng 1 tiếng/lần.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng các sản phẩm bổ trợ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Biện pháp này sẽ góp phần ổn định chỉ số đường huyết cũng như ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.