Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thường gây sốt, lở loét đau trong miệng và phát ban đỏ, giống như vết phồng rộp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng thường không nghiêm trọng.
Bệnh >tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách> bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.
Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn...Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Quấy khóc liên tục kéo dài
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Sốt cao liên tục không hạ
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
Hay giật mình
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Theo Sức khoẻ và Đời sống, PGS. TS Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh tay chân miệng gây nguy hiểm cho thai nhi khi mẹ mang thai. Tại Việt Nam cũng chưa ghi nhận trường hợp nào bệnh tay chân miệng ở thai phụ có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi.
Nếu >mẹ bầu mắc bệnh trong thời gian ngắn trước sinh thì điều này có thể dẫn đến lây nhiễm sang con, tuy nhiên rất hiếm xảy ra.
Chưa có bằng chứng cho thấy virus gây bệnh tay chân miệng ở người lớn có khả năng gây nên bất lợi đặc biệt cho thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hay các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ bầu có tiếp xúc với trẻ mắc tay chân miệng và nghi ngờ mắc bệnh không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng do không có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Thắng, bệnh tay chân miệng gây ra thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng có nhiều khả năng mẹ bầu sẽ tiếp xúc với virus trong khi chăm sóc trẻ đang mắc bệnh. Nếu mẹ bầu thường xuyên ở gần trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng hoặc có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần thực hiện những biện pháp sau:
- Rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tay chân miệng bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn (bao gồm đồ chơi) trước tiên với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
- Mẹ bầu nên đeo khẩu trang nếu tiếp xúc với con hoặc trẻ nhỏ bị sổ mũi, ho và hắt hơi vì virus sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu, bất kể mẹ bầu rửa tay thường xuyên như thế nào.
- Cố gắng giữ cho trẻ để mụn nước không bị vỡ, đặc biệt là không được nặn mụn nước vì mụn nước rất dễ lây lan mầm bệnh.
- Tránh dùng chung đồ ăn, uống, vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn tắm, máy giặt và bàn chải đánh răng, bất cứ thứ gì tiếp xúc với nước bọt. Virus sống trong nước bọt, vì vậy không nên hôn trẻ mắc bệnh giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Ngoài ra, cần chú ý khi cơ thể mất nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi mang thai, dễ gây ra các biến chứng. Do đó thai phụ nên uống nhiều nước ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tay chân miệng.
Lưu ý rằng virus có thể ở trong phân trong vài tuần sau khi hết phát ban, nên cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi thay tã cho trẻ.
Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tay chân miệng nếu đang mang thai, đặc biệt là khi mang thai ở giai đoạn cuối. Nếu thai phụ đã tiếp xúc với người mắc bệnh tay chân miệng và xuất hiện các triệu chứng bao gồm sốt, triệu chứng giống cúm, nổi mẩn da, mụn nước hoặc lở loét trong miệng, cần đi khám ngay lập tức để bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng và có hướng điều trị kịp thời.