Hầu hết, các biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường có thể từ nhẹ là tê bì chân tay đến nặng là đau khiến bệnh nhân khó hoạt động bình thường.
Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường được chia làm 4 loại tổn thương thần kinh với các triệu chứng khác nhau.
Tổn thương thần kinh ngoại vi
Khi bị tổn thương thần kinh ngoại vi, người bệnh có cảm giác như kim châm hoặc ngứa rát ở bàn chân. Tăng cảm khi chân chạm vào vật gì đó hoặc có cảm giác như đi găng tay hoặc tất chân. Lúc đầu, tình trạng này xảy ra ở bàn chân sau đó tăng lên cẳng chân, bàn tay, cánh tay.
Ngoài ra, tổn thương thần kinh ngoại vi còn có các triệu chứng như: Tăng cảm, chỉ cần chạm nhẹ đã thấy đau buốt, đau đặc biệt về ban đêm; Tê hoặc yếu; Loét hoặc nhiễm trùng.
Đôi khi bệnh nhân bị mất cảm giác, không cảm nhận được là đang bị loét dẫn đến không được điều trị khiến vết thương loét rộng. Trong nhiều trường hợp có nguy cơ phải cắt cụt chân. Vì vậy người bệnh đái tháo đường cần học cách chăm sóc và bảo vệ bàn chân.
Tổn thương thần kinh tự động
Người bệnh đái tháo đường bị tổn thương thần kinh tự động ở bàng quang có thể dẫn đến tiểu không tự chủ. Nếu tổn thương thần kinh tự động ở dạ dày, ruột sẽ dẫn đến chậm tiêu, táo bón. Trong trường hợp tổn thương thần kinh tự động ở cơ quan sinh dục dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
Tổn thương thần kinh đoạn gần
Tổn thương thần kinh đoạn gần ở người bệnh đái tháo đường có tổn thương thần kinh hông, ngực dẫn đến biểu hiện đau dữ dội hông và đùi, khó khăn đi đứng dậy. Tổn thương thần kinh ở ngực có thể gây đau dạ dày nặng.
Người bệnh đái tháo đường khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Tổn thương thần kinh khu trú
Tổn thương thần kinh khu trú xảy ra ở các dây thần kinh đơn lẻ. Thường thấy ở vùng tay, đầu, thân hoặc chân. Các triệu chứng của tổn thương thần kinh khu trú có thể gồm: Nhìn đôi hoặc thị lực giảm; Nhức sau mắt, hốc mắt; Liệt mặt(dây VII ngoại vi) có thể gây méo miệng; Tê hoặc rát ở ngón tay; Yếu ở tay khiến cầm nắm khó khăn.
Người bệnh đái tháo đường khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần ghi lại các triệu chứng này và báo bác sĩ điều trị.
Cách phòng trị bệnh đái tháo đường
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc >bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường) nên giảm ít nhất 7% – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại. Người bệnh muốn giảm cân cần được bác sĩ tiết – Đái tháo đường tư vấn, bác sĩ Dinh dưỡng – tiết chế lên kế hoạch từng giai đoạn giảm cân để đưa cân nặng của bạn về các mục tiêu và kỳ vọng ngắn hạn hợp lý, chẳng hạn như giảm 1 – 2 kg/tuần.
Tăng cường vận động thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể.
- Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Vận động nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu.
- Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Mục tiêu vận động:
- Các bài tập aerobic: nên duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn thể thao có thể tham khảo như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy.
- Các bài tập kháng lực: Tập những môn có cường độ mạnh như cử tạ, Calisthenics (chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà)… ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì một cuộc sống năng động.
- Rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ mỗi 30 phút bất động, hãy đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng.
Ăn các loại rau quả tốt cho >sức khỏe
Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate. Những thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột (nguyên liệu tạo nguồn năng lượng cho cơ thể) và nhiều chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Trái cây, chẳng hạn như cà chua, ớt chuông…
- Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như rau lá xanh, bông cải xanh và súp lơ trắng.
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu, đậu gà và đậu lăng.
- Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như mì ống và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt và hạt quinoa.
Ăn chất béo lành mạnh
Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, còn được gọi là “chất béo tốt”.
Chất béo không bão hòa (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…
Chất béo bão hòa (chất béo xấu) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống. Thay bằng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt heo nạc.
Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng)
Nhiều chế độ ăn kiêng theo xu hướng – chẳng hạn như chỉ số đường huyết, chế độ ăn kiêng nhạt hoặc keto – có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về lợi ích lâu dài của những chế độ ăn kiêng này hoặc lợi ích của chúng trong việc ngăn ngừa đái tháo đường.
Mục tiêu ăn kiêng là giúp giảm cân nặng và duy trì trọng lượng khỏe mạnh hơn trong tương lai. Do đó, việc chọn chế độ ăn uống lành mạnh cần dựa trên chiến lược có thể duy trì như một thói quen lâu dài. Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh cần dựa trên một số sở thích của bản thân đối với thực phẩm và truyền thống ẩm thực, điều này giúp duy trì lợi ích theo thời gian.
Một chiến lược đơn giản để giúp lựa >chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn. Ba phần sau trên đĩa thức ăn sẽ giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh:
- Một nửa: trái cây và rau không chứa tinh bột.
- Một phần tư: ngũ cốc nguyên hạt.
- Một phần tư: thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như các loại đậu, cá hoặc thịt nạc.