Bệnh mạch vành nên ăn gì và nên kiêng những loại thực phẩm nào để cải thiện sức khoẻ mà người mắc bệnh mạch vành cần phải lưu ý.
Bệnh mạch vành nên ăn gì để ngăn sự phát triển quá nhanh của bệnh và hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục là một vấn đề quan tâm hàng đầu của người bệnh bên cạnh việc tuân thủ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì nếu không nắm rõ những thực phẩm cần bổ sung và những thực phẩm nên kiêng sẽ khiến cơ thể có những chuyển biến xấu và khó điều trị hơn.
Khi bệnh nhân bị mắc phải bệnh mạch vành sẽ dẫn đến tình trạng một hay nhiều nhánh của mạch vành bị tắc nghẽn khiến không đủ cung cấp khí oxy để tim có thể hoạt động một cách bình thường và lượng máu nuôi tim cũng vì thế bị giảm đi.
Triệu chứng của bệnh mạch vành là thường xuyên xuất hiện những cơn đau thắt ở vùng ngực, ảnh hưởng khá nhiều trong việc sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng hơn như hội chứng động mạch vành cấp, xơ vữa động mạch vành, sốc tim, suy tim, loạn nhịp thất...
Như vậy bệnh mạch vành là một bệnh vô cùng nguy hiểm, cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, nếu tuân thủ đúng pháp đồ điều trị cùng với bổ sung các loại thực phẩm cần thiết vẫn có nhiều trường hợp >sống khỏe mạnh dù mắc phải bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành nên ăn gì là tốt cho >sức khỏe? Thực ra một chế độ ăn uống đầy đủ chất là điều cần thiết bao gồm tinh bột có trong các loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chất đạm có trong thịt bò nạc, cá hồi, cá thu... và cả chất béo lành mạnh (không chứa Cholesterol) như trong quả bơ, phô mai...
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành chính là Cholesterol, chính vì ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể làm ngăn ngừa những tác động xấu của Cholesterol như giảm sự hấp thụ Cholesterol ở thành ruột và đẩy nhanh quá trình đào thải Cholesterol ra khỏi máu.
Chất xơ hoà tan có nhiều trong loại thực phẩm: Yến mạch, lúa mạch, các loại ngũ cốc, các loại trái cây như táo, nho, dâu tây, cam quýt, chuối, quả bơ, bông cải xanh, rau mồng tơi và đậu hà lan.
Chất xơ không hòa tan được tìm thấy nhiều trong: Cám lúa mì, đậu cô ve, súp lơ, khoai tây, quả hạch...
Nếu Cholesterol là nguyên nhân chính là nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành thì viêm chính là nguyên căn sâu xa gây tách mạch và tạo nên các mảng xơ vữa. Nếu hỏi bệnh mạch vành nên ăn gì thì ngoài các thực phẩm giàu chất xơ cần bổ sung thêm các thực phẩm chống viêm.
Các thành phần chống viêm có tác dụng rất tốt cho hệ miễn dịch và tim mạch có nhiều trong các loại thực phẩm như sau:
- Các loại rau củ đặc biệt là rau có lá màu xanh: Bắp cải, cải xoăn, súp lơ, xà lách... Các cây thuộc họ bí bao gồm khổ quả, dưa leo, bí xanh, củ và ngọn su su... Nấm, cà chua, cà rốt, đặc biệt là củ cải đường.
- Hầu như các loại trái cây đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt giàu vitamin C, các quả thuộc họ dâu bao gồm dâu tây, anh đào và việt quất được khuyên dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc bổ sung các loại trái cây có vị ngọt mạnh như sầu riêng, mít, nhãn... Thay vào đó ta có thể chọn kiwi, thanh long, ổi cho thực đơn hàng ngày.
- Sử dụng dầu oliu với liều lượng vừa đủ mỗi ngày cũng là cách hỗ trợ cho bệnh mạch vành bởi vì trong dầu ôliu rất giàu chất oleocanthal có tác dụng kháng viêm cực kỳ tốt.
- Các loại hạt ngoài thành phần chất xơ còn có tác dụng chống viêm mà bạn nên tham khảo đó là hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ... Cùng các loại đậu như đậu xanh, đậu đen và đậu đỏ.
- Cá hồi, cá rô, cá thu, cá ngừ là các loại cá giàu Omega-3 có thể làm giảm viêm.
- Ngoài các thực phẩm thì các loại gia vị thường ngày chúng ta hay sử dụng cũng chứa thành phần kháng viêm như: húng quế, kinh giới, nghệ, ớt, cà ri, gừng... Đặc biệt là hành tỏi.
- Uống trà xanh thư giãn mỗi ngày là một thói quen tốt giảm khả năng mắc bệnh ung thư, tăng cường trí nhớ bên cạnh đó còn có tác dụng giảm xơ vữa động mạch và kháng viêm.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein đúng cách sẽ hỗ trợ rất tốt cho bệnh mạch vành, tăng cường năng lượng cho tim. Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích... vừa giàu Omega-3 vừa chứa nhiều Protein bạn nên thêm vào thực đơn của mình khoảng 3-4 lần/tuần.
Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt cừu nên duy trì ở mức thấp hơn 225 gram/tuần. Khi ăn thịt gia cầm nên loại bỏ phần da, chỉ sử dụng phần thịt bên trong. Ngoài các loại thịt có thể thay đổi khẩu vị trong bữa phụ bằng sữa tách béo, sữa chua không đường.
Cùng với những loại thực phẩm nên bổ sung để hỗ trợ tốt quá trình điều trị thì bệnh nhân cần nắm rõ bệnh mạch vành nên kiêng gì để tránh tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Nhiều người có thói quen thích ăn những món ăn có mùi vị đậm đà, nhưng khi mắc phải bệnh mạch vành hạn chế muối là điều cần thiết. Khi ăn giảm muối sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra biến cố mạch vành và đột quỵ.
Cùng việc hạn chế muối, nên có chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đường (Carbohydrate) trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh ngọt, bánh bao làm từ tinh bột mì và các loại thức uống có gas.
Cần phân biệt rõ giữa thực phẩm chứa chất béo xấu và chất béo tốt. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng chất béo tốt là chất béo không bão hoà, làm giảm Cholesterol trong cơ thể có nhiều trong thịt cá, rau cải, dầu oliu...
Còn chất béo xấu bao gồm chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa, sẽ làm tăng mức Cholesterol có hại cho bệnh mạch vành. Thường có nhiều trong thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thịt mỡ, nội tạng động vật, các loại bánh quy, bánh ngọt...
Uống rượu bia có tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, sẽ làm cho tình trạng thêm tồi tệ, khiến quá trình xơ vữa diễn ra nhanh hơn, gây tăng huyết áp, tạo áp lực và tổn hại cho hệ tim mạch. Chính vì thế cần hạn chế tối đa việc uống rượu bia là điều hết sức quan trọng, có thể thay bằng rượu vang đỏ với liều lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho tim mạch.
Ngoài rượu bia thì việc hút thuốc lá cũng nên hạn chế bởi trong thuốc lá chứa nicotine làm tăng lượng Cholesterol lâu dài dẫn đến xơ cứng động mạch.
Sau khi đã lên được thực đơn ưng ý cho bữa ăn hằng ngày rằng >bệnh mạch vành ăn gì, bạn cũng nên lưu ý về cách chế biến thực phẩm để tăng hiệu quả trong quá trình hỗ trợ. Ưu tiên các cách chế biến như luộc, hấp, trộn salad sẽ giảm được lượng dầu mỡ như các món chiên xào.
Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi khẩu vị bằng các món chiên, rán có thể sử dụng các loại dầu tốt cho sức khoẻ như dầu oliu, dầu lạc, dầu dừa... Chỉ sử dụng dầu chiên 1 lần, có thể dùng nồi chiên không dầu. Và tuyệt đối không nên tận dụng nước luộc thịt, luộc gà để chế biến thành món canh, súp dùng trong bữa ăn vì đa số cách chất dầu mỡ đều từ thịt sẽ tiết ra trong nước luộc.
Nắm rõ bệnh mạch vành nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp hỗ trợ tốt làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Ngược lại còn có khả năng làm thuyên giảm, khiến sức khỏe trở nên tốt hơn và tránh được các tình huống không mong muốn xảy ra. Trong việc ăn uống hằng ngày cần lưu ý kỹ, lên một thực đơn bổ sung các chất cần thiết tuân theo chế độ ăn lành mạnh sẽ là một liệu pháp tốt cho bệnh nhân mắc phải bệnh mạch vành.