Một số người có thói quen bật tivi khi ngủ mà không hay biết việc làm này làm tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng xanh gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Thiên Bảo (t/h) 08:13 07/11/2023

Xem tivi là một trong những hoạt động >giải trí thường xuyên của mỗi gia đình, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ. Trái ngược với những lợi ích về mặt tinh thần, trí tuệ như giải trí, thu nạp kiến thức, gắn kết gia đình thì xem tivi lại gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đối với >sức khỏe con người.

Một số bằng chứng nghiên cứu chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo, trong đó có ánh sáng tivi, có thể làm suy giảm chức năng tim mạch và tăng nguy cơ kháng insulin, về lâu dài sẽ dẫn đến tiểu đường loại 2.

Trên thực tế, nhiều người có thói quen xem tivi đến tận khuya, thậm chí ngủ quên mà không tắt tivi. Với một số người, mở tivi giúp họ dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, thói quen trên có thể khiến cơ thể sẽ xuất hiện nhiều vấn đề đáng ngại khác.

Ảnh minh họa

Giảm mức melatonin

Tổ chức Giấc ngủ Mỹ cho biết ánh sáng phát ra từ tivi là> ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, đặc biệt là làm gián đoạn nhịp sinh học và chu kỳ ngủ thức của cơ thể.

Nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Endocrinology and Metabolism phát hiện ánh sáng xanh sẽ làm ức chế sản xuất melatonin của cơ thể.

Melatonin là loại hoóc môn giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Do đó, việc >bật tivi khi ngủ sẽ khiến giảm chất lượng giấc ngủ.

Não không thể thư giãn

Dùng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, tivi trước khi ngủ sẽ khiến khó vào giấc, thời gian ngủ cũng ngắn hơn. Điều này là do âm thanh, hình ảnh và ánh sáng từ tivi, điện thoại sẽ kích thích thần kinh và làm khó chìm vào giấc ngủ.

Đặc biệt nếu mở tivi khi ngủ thì dù nhắm mắt nhưng não vẫn xử lý âm thanh nên có thể phá vỡ giấc ngủ và ngủ không sâu.

Dễ tăng cân

Một nghiên cứu với 43.733 phụ nữ tuổi 35 - 74 trong thời gian tháng 7/2003 – tháng 3/2009 trên JAMA Internal Medicine cho thấy những người phụ nữ thường xuyên bật tivi khi ngủ sẽ dễ tăng cân và có nguy cơ béo phì cao hơn.

Theo đó, những người mê xem tivi khuya có hơn 17% nguy cơ tăng 5kg; 13% nguy cơ tăng chỉ số BMI thêm 10% hoặc nhiều hơn thế; 22% nguy cơ bị thừa cân và 33% nguy cơ bị béo phì so với những người còn lại.

Ảnh minh họa.

Điều này là do ánh sáng từ màn hình tivi không chỉ làm ức chế melatonin mà còn thay đổi chức năng trao đổi chất của cơ thể và gia tăng hoóc môn đói. Hệ quả là khiến mọi người dễ bị đói và ăn nhiều hơn, từ đó dẫn đến tăng cân.

Ảnh hưởng sức khỏe tâm lý

Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ tivi vào ban đêm có thể tác động xấu đến não bộ, từ đó là tăng nguy cơ mắc các vấn đề rối loạn tâm lý. Một nghiên cứu công bố trên trang Psychology Research and Behavior Management cho thấy xem tivi quá nhiều sẽ tăng cảm giác căng thẳng, lo âu, mất ngủ và trầm cảm.

Làm gì để bỏ thói quen bật tivi khi ngủ?

Bật tivi khi ngủ không phải điều lý tưởng nhưng cũng không phải quy tắc nghiêm ngặt, bắt buộc phải tuân theo. Trong một số tình huống ngủ trong lúc tivi vẫn bật còn có lợi vì có thể lấn át các tiếng ồn bên ngoài như tiếng chó sủa, còi báo động, nhậu nhẹt...

Theo Eva Cohen, huấn luyện viên khoa học giấc ngủ tại Kansas-Sleep (Mỹ), đối với người có vấn đề sức khỏe tâm thần như PTSD, việc phân tâm khỏi sự hồi tưởng bằng tivi có ích trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, bà Eva Cohen nhấn mạnh rằng tốt nhất là không nên xem tivi trong vòng 2 giờ sau khi ngủ và nên hỏi ý kiến bác sĩ trị liệu để tìm ra cơ chế đối phó tốt hơn.

Ảnh minh họa.

Để bỏ thói quen bật tivi khi ngủ, các gia đình nên hẹn giờ tắt tivi khoảng 30 phút, tối đa là 1 giờ sau giờ ngủ. Ngoài ra, có thể nghe audio hay >âm nhạc thay vì xem tivi. Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 đã phát hiện ra rằng âm thanh ở bên tai có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trong trường hợp sợ bóng tối, sợ thức dậy vào lúc nửa đêm, các gia đình có thể sử dụng loại bóng đèn có nhiều ánh sáng thiên về màu đỏ để thay thế cho ánh đèn xanh, đặc biệt là đèn LED. Nguồn ánh sáng từ đèn màu đỏ, hoặc màu ấm, sẫm khi chiếu vào cơ thể sẽ hạn chế được sự tiết melatonin trong cơ thể.

 

Theo Phương Anh (Theo Healthline)/Gia đình Việt Nam