Từ xưa, nhiều người đã biết đến công dụng của sâm cau đối với sức khoẻ sinh lý nam giới. Nhưng sâm cau đối với sức khỏe và làm đẹp cho phụ nữ có hiệu quả đáng kinh ngạc mà không phải ai cũng biết.
Công dụng của sâm cau từ lâu đã được biết đến và lưu truyền qua nhiều bài thuốc dân gian giúp tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá, kháng viêm...
Nhưng cách sử dụng sâm cau như thế nào là hiệu quả và liệu rằng có dùng sâm cau có tác dụng phụ nào không chính là những thông tin quan trọng mà mọi người cần biết đến khi dùng sâm cau trị bệnh.
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides, thuộc họ Hypoxidaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước Đông Dương, là một loại cây phổ biến, công dụng của sâm cau rất tốt cho sức khoẻ nên thường được khai thác trong tự nhiên về làm thuốc.
Ở nước ta, sâm cau còn được biết đến với tên gọi khác là ngải cau, tiên mau... thường mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, Lâm Đồng. Sâm cau có đặc tính sinh trưởng ở những nơi tương đối ẩm ướt, ít ánh sáng, có thể gặp nhiều ở thung lũng, vùng chân núi.
Sâm cau là một loại cây sống được lâu năm, thân cây cao trung bình từ 30 – 50 cm, có đặc điểm là chỉ có duy nhất 1 rễ chính, thân cây mọc thẳng và thu nhỏ dần về phía trên, mọc thành túm, lá cây dài và hình dạng trông giống như mũi mác. Hoa sâm cau thường có màu vàng nhạt, toả ra từ bẹ, mỗi cây chỉ có khoảng từ 3 – 5 hoa.
Hiện nay, trong tự nhiên người ta thống kê được có 3 loại sâm cau. Tuy cùng 1 họ sâm cau, nhưng về đặc điểm sinh học và công dụng sẽ có sự khác nhau rõ rệt của từng loại sâm cau.
Sâm cau đen còn được gọi là tiên mau, đây là loại cây có tính phổ biến nhất. Củ của loại cây này có màu đen, mỗi gốc chỉ có một củ duy nhất, được bao bọc bởi những rễ con xung quanh.
Cây sâm cau đen có tính ấm, mùi hơi ngái và vị thơm nhẹ, thường được khai thác khi đạt 4 năm tuổi sẽ đem đến công dụng tốt nhất, dùng làm dược liệu cho các bài thuốc tăng cường chức năng sinh lý nam giới, trị bệnh trĩ và trị ho.
Sâm cau đỏ thường được gọi với tên khác cây phất dũ hay cây bồng bồng. Đúng như tên gọi, sâm cau đỏ có vỏ mà củ màu đỏ đậm, cây mọc thành chùm. Khi cây già thì vỏ sẽ chuyển dần sau màu trắng.
Củ của cây sâm đỏ có mùi thơm đặc trưng hơn củ sâm đen. Sâm cau có tác dụng như thế nào?
Đối với sâm cau đỏ thường được thu hoạch làm dược liệu điều trị bệnh phong thấp, giúp cầm máu, giảm sưng viêm, hỗ trợ trị suy nhược thần kinh, có tác dụng làm mát gan, trị nhức mỏi và cải thiện vấn đề yếu sinh lý...
Khác với sâm cau đen và đỏ, sâm cau trắng là một loại dược liệu quý hiếm, có vị cay ngọt, tính ấm và độc.
Công dụng của sâm cau trắng giúp tăng cường sinh lý, điều hoà tiêu hoá, ôn trung, làm mạnh gân cốt rất hiệu quả.
Ngày nay, cũng có rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến cây sâm cau trắng và đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời của loại cây này nhờ vào thành phần Curculigin A có nhiều trong sâm cau trắng giúp cải thiện nội tiết tố nam một cách đáng kể.
Sâm cau nấu nước
Sâm cau là một loại dược liệu từ nhiên đem đến nhiều lợi ích cho >sức khỏe. Chính vì thế thường được chế biến thành các bài thuốc để dùng trị bệnh, đơn giản nhất là dùng sâm cau để nấu nước uống. Vậy Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?
Trị lãnh cảm: Tác dụng của sâm cau đối với phụ nữ khi nấu nước uống rất tốt cho sức khỏe, tăng cường chức năng sinh lý tương tự như nam giới, hỗ trợ chữa bệnh lãnh cảm và những vấn đề sinh lý thường gặp ở nữ giới.
Hỗ trợ vấn đề cao huyết áp: Sâm cau là một vị thuốc tuyệt vời đối với những người có tiền sử bị cao huyết áp. Chỉ cần duy trì dùng nước sâm cau uống mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng huyết áp cao, kiểm soát được huyết áp luôn ở tình trạng ổn định, từ đó ngăn ngừa những biến chứng do huyết áp cao gây ra.
Đào thải độc tố, cải thiện tình trạng lão hoá: Trong sâm cau chứa hợp chất curculiginis A và curculigol có tác dụng giúp thải các độc tố có hại ra khỏi cơ thể, làm mát gan, thanh nhiệt giúp cải thiện đáng kể tình trạng nổi mụn do nóng trong người.
Bên cạnh đó, nhờ vào chất glycosid phenolic sẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá, khiến làn da trở nên mịn và khoẻ, không những vậy còn có tác dụng bảo vệ thần kinh giúp nâng cao tinh thần.
Điều trị hen suyễn, tiêu chảy: Sâm cau có tính vị ấm nên còn được sử dụng để chữa bệnh hen suyễn, vấn đề tiêu hoá như bị tiêu chảy. Uống nước sâm cau giúp làm ấm phổi, dịu cổ họng, bồi bổ can thận từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh hen suyễn và tiêu chảy.
Một bài thuốc khác thường được áp dụng từ sâm cao đó chính là dùng sâm cau ngâm rượu để trị các bệnh như:
Chữa liệt dương: Đối với nam giới gặp tìm trạng xuất tinh sớm, liệt dương có thể dùng rượu sâm cau để uống đều đặn mỗi ngày 1 ly, cứ liên tục như vậy trong một thời gian sẽ cảm nhận được những thay đổi đáng kể.
Tăng cường chức năng sinh lý: Theo các nghiên cứu đã chứng minh được công dụng của sâm cao giúp tăng cường chức năng sinh lý, đặc biệt là ở nam giới giúp bổ can thận, có khả năng kéo dài thời gian quan hệ, làm tăng ham muốn... từ đó cải thiện được những vấn đề liên quan đến “chăn gối”.
Hỗ trợ chữa đau nhức toàn thân và chứng tê thấp: Đây là một bài thuốc có tác dụng rất tốt, đặc biệt là đối với những người thường xuyên nhức mỏi, người cao tuổi, bị thoái hoá.
Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần uống 1 ly nhỏ rượu sâm cau mỗi ngày vào thời gian sau bữa ăn. Hoặc một cách khác là dùng rượu sâm cau chà sát lên vị trí nhức mỏi kết hợp cùng những động tác xoa bóp sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Những người muốn cải thiện chức năng sinh lý đặc biệt là nam giới bị tinh lạnh và phụ nữ gặp vấn đề lạnh tử cung.
- Người gặp vấn đề thần kinh suy nhược.
- Dùng điều trị bệnh trĩ, bị ho hen, ho khan.
- Những ai mắc các bệnh lý ngoài da như bị nổi mụn nhọt, gây lở loét, ngứa ngáy có thể dùng sâm cau để cải thiện tình trạng bệnh.
- Những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay đặc biệt là người cao tuổi.
Mặc dù sâm cau có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả, nhưng khi dùng sâm cau bạn cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:
Chỉ nên sử dụng sâm cau với liều lượng thích hợp, phương pháp chế biến đúng công thức, tránh lạm dụng sẽ dẫn đến phản tác dụng gây ra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức hoặc cảm toàn thân uể oải.
Sâm cao có tính nóng nên đối với trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý liên quan đến gan khi sử dụng cần cân nhắc và đặc biệt thận trọng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng vị thuốc này để trị bệnh.
Đối với những người có cơ địa mẫn cảm, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, những người có sức khỏe yếu khi dùng sâm cao nếu gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như người mệt mỏi, tiêu chảy, chóng mặt, nôn ói... Thì nên lập tức ngưng sử dụng vị thuốc này lại.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết thêm được công dụng của sâm cau đối với sức khỏe cũng như việc điều trị một số bệnh lý nhờ vào sâm cau.
Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào cũng vậy, bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và cách tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sâm cau điều trị bệnh để đảm bảo an toàn.