Lông mày rậm không chỉ khiến ngũ quan đẹp hơn mà còn có thể là dấu hiệu cho tuổi thọ của cơ thể.

22:14 15/08/2023

Sức khỏe, lão hóa, bệnh tật... đều là điều không thể tránh khỏi. Tuổi thọ không chỉ liên quan đến thói quen sinh hoạt thông thường mà còn liên quan đến gen di truyền. Thông thường, những người sống lâu sẽ có một vài điểm chung. Theo quan niệm của người xưa, lông mày là một trong những dấu hiệu để nhận biết điều này.

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, vị trí của lông mày có đường kinh dương minh, cho nên có thể phản ánh tình trạng thịnh suy của khí huyết. Đặc biệt là sau 30 tuổi, nếu lông mày bắt đầu dừng mọc, đó có thể là một triệu chứng của lão hóa sớm. Tuy nhiên, nếu lông mày đột nhiên dài ra 3cm sau độ tuổi 30, bạn có thể trường thọ.

Theo các chuyên gia về y học, lông mày có liên quan mật thiết đến lá lách và dạ dày. Người lông mày dài, chứng minh lá lách và dạ dày tốt, khả năng tiêu hóa ổn định, khí huyết tràn đầy. Nhìn chung, lông mày dài là dấu hiệu >sức khỏe tốt, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Cụ thể, trên 60 tuổi, lông mày vẫn dài, chứng tỏ chức năng thể chất của người đó rất tốt. Ngược lại, lông mày thưa thớt thì thận yếu, thân thể suy nhược, tuổi thọ ngắn.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng phát hiện ra rằng tuổi thọ của lông mày rất ngắn. Đối với người trẻ, tuổi thọ của lông mày là khoảng 3-4 tháng. Khi cơ thể dần lão hóa, tốc độ trao đổi chất kém đi, lông mày cũng vì thế mà phát triển chậm lại, thậm chí là ngừng thay mới. Do đó, nếu lông mày của bạn vẫn còn rậm và khỏe thì xin chúc mừng vì tuổi thọ vẫn "ưu ái" bạn.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Ghi nhớ "3 thêm 2 bớt" để khỏe mạnh, sống lâu hơn

Cơ thể có dấu hiệu trường thọ là điều đáng mừng, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta được quyền lơ là sức khỏe của bản thân. Sau tuổi 30, các dấu hiệu của lão hóa sẽ dần kéo tới. Do đó, mọi người nên chú ý làm những điều sau để tăng cường sức khỏe cho cơ thể trước sự "mài mòn" của thời gian:

"3 thêm" để khoẻ mạnh

1. Uống nhiều nước hơn:

Chúng ta đều biết rằng nước là thành phần cơ bản của sự sống, khoảng 70% cơ thể con người là nước. Uống nhiều nước là thói quen tốt có lợi cho sức khỏe thế nhưng nhiều người lại lãng quên điều này. Uống nước có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho thận. Vì vậy, nên uống nhiều nước mỗi ngày nếu muốn cơ thể khỏe mạnh.

2. Tập thể dục nhiều hơn

Hãy tập thể dục mỗi ngày. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng kháng virus của cơ thể, tránh sự xuất hiện của bệnh tật, và cũng có thể giúp trì hoãn sự xuất hiện của lão hóa, có lợi hơn cho tuổi thọ.

Đôi bàn chân được xem là trái tim thứ 2 của cơ thể con người. Người sau 30 tuổi nên hình thành thói quen tốt là ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngâm chân bằng nước nóng có thể kích thích các huyệt đạo trên lòng bàn chân, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt cho tim mạch. Bên cạch đó, ngâm chân còn có tác dụng dưỡng thân rất tốt, giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn, có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.

3. Cười nhiều hơn

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Tiếng cười có tác dụng rất quan trọng và tích cực đối với sức khỏe của con người. Nếu một người bị các cảm xúc tiêu cực chi phối trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến huyết áp tăng và có thể xảy ra nhiều triệu chứng bất thường khác.

Vì vậy, sau 30 tuổi mọi người nên giữ được thái độ sống lạc quan, vui vẻ và cười nhiều. Điều này có thể giúp tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, giúp trì hoãn sự xuất hiện của sự lão hóa và tuổi thọ cũng được kéo dài hơn.

"2 bớt" để sống lâu

1. Hạn chế rượu bia và hút thuốc

Hút thuốc lá và uống rượu bia có thể gây hại cho chức năng đường tiêu hóa và dễ gây viêm dạ dày ruột hoặc ung thư ruột. Nếu muốn cơ thể khỏe mạnh và sống lâu thì phải bỏ thuốc lá và uống rượu ngay.

2. Hạn chế thức khuya

Thức khuya đã trở thành thói quen của rất nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Việc đi ngủ muộn có thể là kẻ sát nhân thầm lặng đối với sức khỏe con người. Thức khuya sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học, khiến cho các hoạt động trao đổi chất của cơ quan trọng cơ thể bị xáo trộn, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng dễ bực bội, cáu gắt.

Bên cạnh đó, càng lớn tuổi, cơ thể lão hoá dẫn theo thời gian, khi các cơ quan khác của cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, gan thận suy yếu… Kết quả là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuổi thọ giảm sút.

Theo Sohu

 

 

Theo Thùy Anh/Tổ Quốc