Những dấu hiệu ở bắp chân sau đây là cảnh báo nguy cơ sức khỏe mà bạn nên chú ý!
Khi có bất thường ở chân, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng đó là do thiếu canxi, va chạm ngoài ý muốn hoặc do các lý do khác. Nhưng ít ai biết rằng, sự bất thường ở chân có thể là do khối u gây ra.
Dưới đây là 3 dấu hiệu bất thường ở chân mà bạn cần chú ý nhiều hơn.
Chân tay lạnh
Mức cholesterol cao có thể làm cho bàn chân hoặc chân của bạn cảm thấy lạnh hoặc ớn lạnh quanh năm, ngay cả trong mùa hè. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có PAD, mặc dù nó không nhất thiết có nghĩa là chỉ có PAD. Khi xuất hiện tình trạng này, bạn nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế.
Ngoài ra khi chân bị lạnh cũng sẽ bị chuột rút dữ dội ở chân khi ngủ là một triệu chứng phổ biến khác của tăng cholesterol. Tình trạng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khi đang ngủ.
Những người bị PAD có thể bị chuột rút hoặc co thắt khi ngủ, phổ biến nhất là ở gót chân, bàn chân trước hoặc ngón chân. Ngồi buông thõng chân hoặc nằm đầu cao có thể là lựa chọn để giảm bớt sức chịu đựng, điều này cho phép trọng lực hỗ trợ lưu thông máu đến bàn chân.
Đau bắp chân dai dẳng
Trường hợp bệnh nhân L.N.T (40 tuổi, tại Hải Phòng) đi khám vì có triệu chứng đau bắp chân phải. Anh T có chia sẻ với bác sĩ triệu chứng đau bắp chân đã xuất hiện khoảng 1 tuần nay.
Trước đó, anh T có vận động nhiều, bê vác đồ nặng, bắp chân phải sưng nóng, căng tức, tê bì, đau tăng khi đứng lâu, kèm phù tăng dần vùng cẳng bàn chân phải. Sau đó vài ngày, anh cảm thấy bắp chân phải phù cứng, đau nhiều, đau ngực bên phải nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt nên quyết định đi khám.
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện siêu âm tĩnh mạch chi dưới bên phải. Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh huyết khối tĩnh mạch chày trước, chày sau, tĩnh mạch khoeo và một phần tĩnh mạch đùi nông chi dưới phải. Bên cạnh đó, là hình ảnh phù nề và theo dõi tụ dịch phần mềm 1/3 giữa mặt trong cẳng chân phải.
Trong 15 phút siêu âm, bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, khó thở cấp. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành cấp cứu để xử trí tình huống khẩn cấp.
Chân phình to
Nếu phát hiện chân có khối cứng không rõ nguyên nhân, nhiệt độ da trên bề mặt khối tăng lên, mạch nông lộ ra ngoài, cục bộ kèm theo các mức độ đau nhức khác nhau, ảnh hưởng đến vận động khớp thì bạn nên cảnh giác với bệnh ung thư xương.
Ngoài ra, phù chân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Mạch máu và dây thần kinh ở chân rất phong phú. Khi tế bào ung thư xâm lấn có thể dẫn đến hình thành khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới khiến chân bị sưng và đau.
Chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các khối u phụ khoa có thể gây ra cục máu đông. Sau đó gây phù nề chân.
1. Luôn mặc quần bó
Mặc quần quá chật có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chân, trường hợp nặng có thể gây giãn tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến một số nốt ban đỏ, hình nhện ở chân. Trường hợp nặng sẽ có hình giun đất, phình tĩnh mạch.
2. Đi giày cao gót
Thường xuyên đi giày cao gót cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hồi lưu tĩnh mạch của bắp chân, khiến tĩnh mạch chi dưới luôn trong tình trạng sung huyết. Về lâu dài, điều này không chỉ dễ dẫn đến biến dạng bàn chân mà còn làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
3. Thói quen bắt chéo chân
Nhiều người có thói quen duy trì tư thế này trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và bạch huyết của chân, khiến thân dưới bị phù nề, sinh ra chân voi, dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
Tình trạng của đôi chân và sức khỏe của chúng ta có mối quan hệ mật thiết. Khi phát hiện có bất thường ở chân, đừng bất cẩn, hãy đi khám kịp thời, điều tra bệnh và can thiệp một cách có chủ đích để tránh những thiệt hại có thể xảy ra do bệnh gây ra.