Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến xuân về. Nhưng đây lại không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người. Đặc biệt người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, có thể làm cho bệnh lý càng nặng hơn.
Bánh chưng là món ăn ngon, tuy nhiên lại giàu chất béo và dễ gây tăng cân. Nếu bạn có những bệnh dưới đây, hãy chú ý hạn chế hoặc tránh xa loại bánh bổ dưỡng này.
Người bị đau dạ dày
Trong bánh chưng có gạo nếp và đỗ xanh, đây là 2 nguyên liệu thực phẩm có thể gây ra những cơn đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Chính vì vậy, những người có tiền sử đau dạ dày không nên ăn loại bánh này nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Theo các chuyên gia, khi ăn bánh chưng người dân nên ăn kèm với rau xanh, củ quả để tránh bị nóng và khó tiêu.
Người bị cao huyết áp
Bánh chưng có hàm lượng >dinh dưỡng khá cao vì có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp.
Người béo phì
Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh là hai nguyên liệu chứa nhiều chất béo. Theo các chuyên gia, những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn bánh chưng để đảm bảo >sức khỏe, tránh để tích lũy thêm mỡ thừa.
Những người bị bệnh thận, bệnh tiểu đường
Đối với những người bị bệnh thận thường có các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu cần phải tránh xa bánh chưng thì nó có nhiều chất béo.
Với những người bị tiểu đường có nhiều biến chứng kèm theo cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống hằng ngày để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Vì thế trong những ngày tết cổ truyền những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn bánh chưng. Gạo nếp có trong bánh chưng là loại thực phẩm có chỉ số GI rất cao, nó khiến cho lượng đường trong máu bị dao động và có thể tăng lên bất cứ lúc nào.
Những người phụ nữ mang thai
Những người phụ nữ đang trong thời kỳ cơ thể sẽ rất nhạy cảm vì vậy cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong thời kỳ này phụ nữ không nên ăn nhiều bánh chưng bởi vì sẽ bị đầy hơi khó tiêu gây cảm giác khó chịu nôn nao trong người.
Ngoài ra bánh chưng là đồ nếp, có nguồn năng lượng dồi dào, có đạn thực vật và nhiều chất béo vì thế những người bị bệnh tim mạch, bệnh đau dạ dày hay những người thường bị mụn nhọt cũng không nên sử dụng quá nhiều trong ngày tết để đảm bảo cơ thể không bị rối loạn nội tiết tố.
Cách bảo quản bánh chưng:
Sau khi nấu chín bánh chưng, bạn hãy dùng nước sôi để nguội để rửa bánh. Điều này sẽ giúp loại bỏ các nhân bám trên lá một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mốc bánh. Sau đó, buộc bánh và treo lên nơi thoáng mát cho bánh khô hoàn toàn. Khi bánh khô hẳn thì bạn đặt bánh lên tấm bìa rồi dùng vật nặng chèn lên bánh. Như vậy sẽ giúp bánh được chắc chắn và bảo quản được tốt hơn.
Với cách bảo quản này, bạn có thể để bánh chưng từ 7 - 10 ngày mà không lo hỏng. Và bạn cũng cần chú ý buộc bánh thật chặt trong khâu gói bánh để bánh để được lâu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết nắng nóng thì bạn không nên áp dụng cách bảo quản ở điều kiện bình thường, bởi sẽ không được lâu như trong điều kiện thời tiết lạnh.
Trong trường hợp bạn có tủ lạnh và muốn giữ bánh chưng được lâu nhất thì hãy áp dụng cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho bánh còn nguyên lá vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào ăn thì bạn mang ra hấp lại là được.
Trong trường hợp bánh chưng đã bóc lá và bạn vẫn muốn bảo quản được lâu nhất, thì hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bánh và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Đến lúc ăn, bạn hãy mang ra hấp lại, đảm bảo chất lượng bánh vẫn được giữ nguyên. Với cách bảo quản này, bạn có thể giữ cho bánh chưng không bị hỏng khoảng 15 - 20 ngày.
Ảnh minh họa: internet