Bạch chỉ có tác dụng gì? Theo đông y, bạch chỉ có tính ấm, ít độc, thường được sử dụng để trị nhiều bệnh như cảm cúm, đau răng, bị u nhọt...
Từ xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc quý trị từ bạch chỉ. Nhưng thực chất bạch chỉ có tác dụng gì và cách dùng như thế nào là hợp lý là điều không phải ai cũng biết.
Nếu bạn đang thắc mắc về loại cây này có thể trị được bệnh gì thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Cây bạch chỉ có tên khoa học là Angelica dahurica thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Tại Việt Nam, cây bạch chỉ còn được gọi với nhiều tên khác là, tùy theo mỗi vùng miền như chỉ hương, bạch chiểu, xuyến bạch chỉ, linh chỉ, lan hoè...
Cây bạch chỉ thường phân bố nhiều ở những vùng thung lũng, ven bờ suối, thường ở độ cao từ 500 – 1000m so với mực nước biển.
Ở việt Nam, thường thấy nhiều ở khu vực phía Bắc, trong đó những vùng trồng nhiều nhất là Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình...
Về đặc điểm, bạch chỉ là cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 1 – 1,5 m, sống được rất lâu năm.
Bạch chỉ có thân rỗng với đường kính chỉ từ 2 – 3cm, nhưng bề ngoài có lớp vỏ nhẵn, thường có màu hồng tím, đôi khi ngả sang màu xanh lục có chút ánh tía, còn phần thân trên sẽ có những lông tơ nhỏ.
Bạch chỉ có lá to, hình dạng xẻ lông chim, phần cuối của cuốn lá ôm sát vào thân cây, trên bề mặt lá có lớp lông tơ mềm bao phủ.
Thời điểm ra hoa của cây bạch chỉ thường vào tháng 7 – 8 mỗi năm. Hoa có từng khía, màu trắng, mọc thành cụm. Sau khi ra hoa, khoảng độ tháng 8 – 9 bạch quả sẽ kết quả có hình bầu dục.
Bạch chỉ có tác dụng gì? Trước tiên, chúng ta tìm hiểu bộ phận được sử dụng làm dược liệu chính là phần rễ của cây bạch chỉ.
Rễ bạch chỉ có màu vàng hoặc nâu nhạt, hình trụ, chiều dài trung bình từ 3 – 5 cm, có vị cay mùi thơm nhưng hơi hắc. Rễ bạch chỉ thường không có xơ, ruột mềm, đa phần là chất bột ngả sang trắng ngà.
Khi cây bạch chỉ khoảng được 10 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu có thể thu hái rễ về bào chế thuốc bằng cách rửa sạch rễ, cắt bỏ những rễ con xung quanh.
Sau đó, bạch chỉ được bào chế bằng nhiều cách như bỏ vào vại chứa vôi đậy kín lại, chờ đủ 7 ngày mới đem phơi khô rồi cạo bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài hoặc ngay khi rửa sạch đem thái nhỏ, đem đồ chung với tinh hoàng rồi mới đem phơi.
Cây >bạch chỉ trị bệnh gì? Theo đông y, bạch chỉ có tính ấm, vị cay, ngọt nhẹ, ít độc được sử dụng trong các vị thuốc giúp trị nôn mửa, đau đầu, mắt ngứa, chảy nước mắt, xoang mũi, đau răng, đau bụng do lạnh, u nhọt...
Đối với phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu dùng bạch chỉ cũng giúp cải thiện được tình trạng này một cách đáng kể.
Bạch chỉ có tác dụng gì? Ngày nay, khoa học hiện đại đã có rất nhiều nghiên cứu về thành phần để giải đáp thắc mắc >cây bạch chỉ trị bệnh gì.
Nhờ vào thành phần giàu pommade, sử dụng bạch chỉ đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa và giúp cải thiện được chứng loét giác mạc xuất phát từ nguyên nhân bỏng ánh sáng.
Ngoài ra, nhờ vào nhiều hoạt chất có lợi, dùng bạch chỉ có tác dụng giảm đau rất tốt, đối với hệ tiêu hoá sẽ làm ức chế những vi khuẩn có hại như trực khuẩn lỵ, vi khuẩn gram + và kìm hãm được phát triển của vi khuẩn lao.
Trong bạch chỉ còn có hoạt chất Angelicotoxin, nếu dùng một lượng nhỏ sẽ có tác dụng kích thích tủy sống, trung khu vận mạch, làm tăng huyết áp, khiến mạch đập chậm hơn bình thường, tăng tiết nước bọt, hô hấp hưng phấn.
Nhưng nếu dùng quá liều có thể gây ra tình trạng tê liệt co giật rất nguy hiểm.
Đối với những người có cơ địa mẫn cảm, dùng bạch chỉ trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ như bị dị ứng, nổi mề đay, kích ứng da, sưng ở vùng miệng và có cảm giác khó thở.
Bạch chỉ có tác dụng gì? Quả thật bạch chỉ có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên cần sử dụng bài thuốc bạch chỉ đúng cách để đảm bảo có hiệu quả và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Chuẩn bị:
- 40gr bạch chỉ
- Khoảng 3 lát gừng
- 20gr cam thảo sống
- 3 – 4 củ hành
- 1 quả táo
- 45 – 50 hạt đậu xị
Cách làm: Bạn cho tất cả những nguyên liệu này vào ấm nấu thuốc hoặc nồi, đổ thêm khoảng 2 chén nước nấu đến khi thuốc sắc lại. Nên dùng khi còn nóng, để cơ thể toát mồ hôi sẽ có tác dụng tốt hơn.
Bạn cần chuẩn bị bạch chỉ đã tán thành bột và củ hành đem rửa sạch. Sau đó giã nát củ hành ra rồi trộn chung với bột bạch chỉ, vò lại thành viên, với trọng lượng mỗi viên khoảng 3 – 4gr.
Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày bạn nên uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng từ 2 – 3 viên. Có thể uống bằng nước ấm hoặc thay thế bằng trà nóng sẽ có tác dụng tương đương nhau.
Giúp trẻ hạ sốt
Khi trẻ bị sốt cao, bạn cũng có thể dụng bạch chỉ để giúp trẻ hạ sốt với cách làm rất đơn giản và nguyên liệu chỉ cần một nắm cây bạch chỉ.
Sau khi đem bạch chỉ rửa sạch, bạn dùng bạch chỉ nấu chung với nước, rồi dùng nước này tắm cho trẻ (nên lưu ý về độ ấm vừa phải). Nhờ vào cách làm này sẽ kích thích được tuyến mồ hôi, đẩy nhanh quá trình ra mồ hôi, từ đó giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.
Bạch chỉ chữa đau răng được xem là bài thuốc hiệu quả, trước tiên bạn cần chuẩn bị:
- 4gr bạch chỉ
- 2gr chu sa
- Mật ong
Cách làm: Bạn trộn tất cả nguyên liệu này chung với nhau, đến khi có độ kết dính thì vò thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày, dùng 1 lần lấy một viên chà sát vào chân răng sẽ có tác dụng giảm đau đáng kể.
Trong trường hợp bị đau răng do phong nhiệt, bạn cũng có thể dùng bạch chỉ và ngô thù dưới dạng bột, theo tỉ lệ 1:1, đem hoà chung với nước rồi đem ngậm và súc miệng lại.
Chuẩn bị:
- Cần có bạch chỉ tán thành bột mịn
- Mật ong nguyên chất.
- Một ít nước cơm.
Cách dùng: Bạn dùng bạch chỉ với liều lượng khoảng 8gr đem hoà cùng 2 thìa mật ong nguyên chất và cho thêm vào một ít nước cơm rồi trộn điều. Mỗi ngày dùng 1 lần, kiên trì sử dụng liên tục sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh rất tốt.
Chữa hóc xương
Hóc xương là một tình trạng khá phổ biến, khiến người bị hóc xương có cảm giác rất khó chịu.
Tuy nhiên bạn có thể áp dụng mẹo trị hóc xương bằng bạch chỉ đơn giản bằng cách: Bạn cần chuẩn bị bột bạch chỉ và bột củ chóc theo tỷ lệ 1:1 rồi trộn chung với nhau.
Khi bị hóc xương, nhanh chóng dùng khoảng 8gr hỗn hợp này uống vào sẽ giúp nôn được xương đã hóc chỉ sau khoảng vài phút.
Bạch chỉ có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau vì thế trị mụn nhọt rất hiệu quả. Để áp dụng bài thuốc này bạn cần chuẩn bị dược liệu sau:
- Bạch chỉ
- Phá môn
Cả 2 dược liệu này trộn chung theo tỷ lệ 1:1
Cách dùng: Trộn chung 2 dược liệu này lại, mỗi lần dùng bạn lấy khoảng 8gr bột đem hoà chung với nước cơm, mỗi ngày nên uống một lần.
Ai không nên dùng bạch chỉ trị bệnh? Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ dưới dây không nên sử dụng bạch chỉ, hoặc tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng như sau:
- Bị dị ứng với thành phần của cây bạch chỉ.
- Người bị buồn nôn do hỏa, âm hư, huyết nhiệt.
- Bị đau đầu do huyết hư.
- Người bị sốt xuất huyết.
- Bị mụn nhọt nhưng chưa vỡ miệng.
- Người có cơ địa nhạy cảm, sức khoẻ yếu.
Bạch chỉ có tác dụng gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều tác dụng tuyệt vời của bạch chỉ, một loại thuốc dễ tìm nhưng trị được rất nhiều bệnh với cách dùng đơn giản, có thể áp dụng tại nhà.
Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa mẫn cảm hoặc vẫn chưa biết cách dùng hiệu quả nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo >sức khỏe.