Không nghĩ mình có thể bị ung thư, cô gá 30 tuổi sau khi khám phát hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối.
Theo VietNamNet, chị N. cũng không có thói quen đi khám >sức khỏe định kỳ, chủ quan nghĩ rằng mình còn trẻ, không thể mắc >ung thư.
Gần đây, chị đau bụng vùng hạ vị nhiều, rối loạn phân, lúc lỏng, lúc táo, có máu. Chị cũng bị sút cân, người mệt mỏi không rõ nguyên do, đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám.
Bệnh nhân được thăm khám, làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng. Kết quả cho thấy người phụ nữ 30 tuổi bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, di căn phổi.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thực hiện phẫu thuật cắt đoạn đại tràng, vét hạch vùng, lập lại lưu thông tiêu hóa. Sau mổ, bệnh nhân ổn định, tiếp tục điều trị hóa chất bổ trợ, được chăm sóc tại Khoa Ung bướu.
Cũng theo VnExpress, tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, các kết quả xét nghiệp và chụp chiếu cho thấy người bệnh bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối đã di căn phổi. Trước đó, chị nghĩ chỉ bị rối loạn tiêu hóa bình thường, tuổi còn trẻ nên xác xuất bị ung thư thấp. Người bệnh chưa từng khám sức khỏe tổng quát cũng như chuyên khoa.
Ê kíp chỉ định phẫu thuật cắt đoạn đại tràng, vét hạch vùng, lập lại lưu thông tiêu hóa. Sau mổ ổn định, bệnh nhân tiếp tục dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ác tính.
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa hay gặp trên thế giới và Việt Nam, tăng nhanh qua từng năm. Ghi nhận từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), hàng năm Việt Nam phát hiện hơn 14.000 ca mắc mới và hơn 7.500 ca tử vong do >ung thư đại trực tràng, đứng thứ 5 trong các ung thư phổ biến, sau gan, phổi, dạ dày và vú. Dự báo đến năm 2025, ung thư đại trực tràng thường gặp thứ hai ở nam và thứ 4 ở nữ.
Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện ở người tuổi trên 50. Tuy nhiên, vài năm gần đây, bệnh nhân ngày càng trẻ, có người tuổi 20-30. Triệu chứng cảnh báo ung thư đại trực tràng như đi ngoài ra máu, rối loạn thói quen đại tiện, viêm kích thích trực tràng, tắc ruột.
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện giai đoạn sớm có thể cắt qua nội soi hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u, tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm lên tới 85-90%.
Bác sĩ khuyến cáo đối với người bình thường, thời điểm nội soi tầm soát ung thư đại tràng bắt đầu từ 45 đến 50 tuổi. Người có tiền sử gia đình bị đa polyp, cần nội soi sàng lọc sớm từ 12 đến 20 tuổi. Trường hợp không phát hiện polyp đại tràng có thể nội soi định kỳ 3-5 năm. Bệnh nhân phát hiện polyp cần nội soi cắt và kiểm tra định kỳ từ 6 đến 12 tháng.
Những người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng), hoặc có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiểu và đại tiện ra máu, ói ra máu... nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.