Ăn không tiêu buồn nôn là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, do thói quen, chế độ ăn uống không khoa học hoặc là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Tào Vân 09:24 11/01/2020

Hiện tượng >ăn không tiêu buồn nôn thường gặp nhiều nhất trong tết, bởi đây là khoảng thời gian mẹ thường trổ tài làm nhiều món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên, tiếp đãi khách và các thành viên trong gia đình. Mọi người sẽ được ăn uống thoải mái với nhiều đồ ăn giàu chất đạm, chất béo, bột đường như: bánh mứt, kẹo ngọt, socola, bánh chưng, bánh dày, xúc xích, lạp xưởng, thịt bò, thịt gà…và các loại thức uống có gas. Giờ giấc giữa các bữa ăn không hợp lý, ngủ nghỉ thất thường khiến dạ dày khó chịu, >rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, trong dịp tết các mẹ cần có biện pháp để phòng ngừa và điều trị chứng ăn không tiêu buồn nôn cho cả gia đình. 

Ăn không tiêu buồn nôn là bệnh gì? 

Ăn không tiêu buồn nôn là tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ khiến cho vùng bụng trên khó chịu hoặc đau bụng, đầy hơi, trướng hơi và cảm giác buồn nôn. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện sau khi ăn. 

Ăn không tiêu buồn nôn là một tình trạng rối loạn tiêu hóa

Mặc dù ăn không tiêu buồn nôn không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý về đường tiêu hóa thì người bệnh không được chủ quan. Vì có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. 

Nguyên nhân ăn không tiêu buồn nôn?

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng ăn không tiêu buồn nôn như sau: 

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, đặc điểm của bệnh là đau ở trên rốn, đầy hơi, ăn không tiêu buồn nôn hoặc ói mửa, nóng rát ở khu vực thượng vị, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh sẽ xảy ra ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non bị viêm và xuất hiện vết loét. Nếu để kéo dài chức năng của hệ tiêu hóa sẽ bị hỏng, lúc này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến >sức khỏe và chất lượng của công việc. 

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Hp là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường axit của dạ dày, có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc nước bọt, phân hoặc dùng chung các dụng cụ nội soi đường tiêu hóa. Khi bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày, không chỉ gây ra khó tiêu, buồn nôn mà còn khiến dạ dày bị viêm loét, có thể phát triển thành ung thư. 

Ăn không tiêu buồn nôn có thể do bệnh lý nào đó gây ra

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây loét thực quản, hẹp, sẹo thực quản, thậm chí ung thư thực quản… ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hóa của dạ dày, khiến thức ăn lâu tiêu, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, khó thở… Hơn nữa, lượng axit trong dạ dày còn có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và cổ họng gây cảm giác nóng rát, buồn nôn, khiến cho sức khỏe của người bệnh ngày càng giảm sút.  

Bệnh về tuyến tụy

Khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, chất thải trông nhờn như váng mỡ… là những dấu hiệu nhận biết khi sức khỏe của tuyến tụy có vấn đề. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu này bạn cần đi thăm khám ngay để được bác sĩ làm xét nghiệm, đưa ra các chẩn đoán chính xác, có phương pháp điều trị phù hợp. 

Bệnh sỏi mật

Túi mật là nơi cung cấp dịch mật cho ruột non nhằm phân hủy chất béo, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, một khi bị bệnh sỏi mật, những cơn đau cấp tính ở mạn sườn phải sẽ gây ra các cơn buồn nôn, nôn ói, lúc này bụng khó tiêu buồn nôn biếng ăn, sợ mỡ. Đôi khi người bệnh còn có thể bị sốt.

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, ăn không tiêu buồn nôn còn có thể do một số yếu tố sau đây gây ra: 

  • Thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhanh, quá no, vừa ăn vừa nói chuyện đồng thời nạp quá nhiều đồ chiên xào khiến đường tiêu hóa bị quá tải, gây gián đoạn quá trình hấp thu và đào thải. 
  • Cơ thể không dung nạp được đường lactose có trong sữa và một số sản phẩm từ sữa. Cộng với việc căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến các dây thần kinh chỉ huy hoạt động tiêu hóa.
  • Ăn không tiêu buồn nôn cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và một số loại tân dược khác.
  • Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn không tiêu buồn nôn. 

Triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn

Khi ăn không tiêu buồn nôn, bạn sẽ thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau đây: 

Bụng căng, chướng do đầy hơi

Khi ăn không tiêu buồn nôn triệu chứng đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được đó là bụng đầy hơi, khó chịu, lúc nào cũng có cảm giác căng tức, ấm ách vùng thượng vị ngay cả lúc no lẫn đói. Nếu không có phương pháp xử lý kịp thời, triệu chứng này ngày càng tăng nặng, khiến cho quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn. 

Luôn có cảm giác buồn nôn

Chướng bụng thường đi kèm với hiện tượng đầy hơi, hơi lên đến tận cổ họng nhưng lại khó ợ ra ngoài. Điều này khiến cho ngực nôn nao, buồn nôn, có vị chua ở miệng cùng cảm giác nóng rát giữa xương ức và rốn. 

Ăn không tiêu buồn nôn luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu

Chán ăn, kén ăn, kém ăn

Vì ăn không tiêu nên người bệnh ít cảm thấy đói do mất khẩu vị và không cảm nhận được vị ngon của món ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cho người bệnh bỏ bữa, mệt mỏi, sụt cân, mất sức đề kháng.

Sôi bụng, bồn chồn, khó thở

Ăn không tiêu buồn nôn có nghĩa là hệ tiêu hóa đang có vấn đề, làm suy giảm chức năng khiến người bệnh luôn ở trạng thái bồn chồn, bất an, khó thở. Thời gian đầu, các hiện tượng này chỉ diễn ra với tần suất ít sau tăng dần, kéo dài kèm theo các cơn đau tức bụng dữ dội, nôn nhiều khiến người bệnh xanh xao mệt mỏi.

Cách chữa ăn không tiêu buồn nôn

Ăn không tiêu buồn nôn nên làm gì là một trong những câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm nhất trong dịp tết. Bởi đây là tình trạng thường gặp đối với trẻ nhỏ, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, không khí trong gia đình trở nên nặng nề vì lo lắng. Vì vậy, các mẹ hãy bỏ túi ngay những cách trị buồn nôn sau khi ăn sau đây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp bé yêu và các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, tận hưởng trọn vẹn ngày tết cổ truyền dân tộc. 

Khi bé ăn không tiêu buồn nôn sẽ chán ăn
  • Thuốc chống đầy hơi như omeprazol, lansoprazole... có tác dụng giải thoát hơi trong dạ dày, giải quyết vấn đề tích khí trong dạ dày gây  ăn không tiêu.
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Metoclopramid, Domperidon.. tăng trương lực dạ dày, co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột hiệu quả.
  • Thuốc tiêu hóa: Neopeptin, Alipase, Festal... cung cấp men tiêu hóa giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc nam từ bạc hà, quế, gừng… để trị ăn không tiêu buồn nôn cũng cho hiệu quả rất tốt. Đồng thời, bạn cần thay đổi thói quen sống bằng cách: 

  • Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, cân đối bữa ăn giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán và cafe, rượu, bia, thuốc lá.
  • Tham gia tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ... giúp tinh thần thoải mái để hệ tiêu hóa có thể hoạt động trơn tru. 
  • Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, đây là cách thư giãn và nạp lại năng lượng cho cơ thể.

>>> Xem thêm:

- Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn nhanh chóng cho mọi người

- Triệu chứng chóng mặt buồn nôn do đâu? Là biểu hiện của bệnh gì?

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu đúng về hiện tượng ăn không tiêu buồn nôn để sớm có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả giúp các thành viên trong gia đình đón Tết vui vẻ, an lành và hạnh phúc, không bị bệnh tật làm phiền. 

Tào Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe