Ăn gan lợn có tốt không? Ăn gan lợn có tác dụng gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.

Cúc Nguyễn 12:50 15/11/2020

Gan lợn từ lâu đã xuất hiện trong hầu hết các thực đơn thường nhật của người Việt. Các món ăn chế biến từ gan nói chung hay gan lợn nói riêng đều mang những hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, khi xã hội hiện đại hơn, chúng ta có khả năng nhìn nhận vấn đề dinh dưỡng dưới góc độ khoa học thì việc ăn gan lợn xuất hiện nhiều tranh cãi. Vậy ăn gan lợn có tốt không? Ăn gan lợn có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Ăn gan lợn có tốt không? Giá trị dinh dưỡng của gan lợn - Ảnh minh họa: Internet

Giá trị dinh dưỡng của gan lợn

Việc ăn gan lợn từ lâu đã xuất hiện nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, để nhìn nhận đúng lợi ích hay tác hại của gan lợn thì trước tiên ta cần dựa vào thành phần dinh dưỡng của nó. Trong gian lợn chứa lượng lớn đạm chất lượng cao, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cụ thể trong 100g gan lợn chứa: 21.3g protein, 8.700mcg vitamin A, B, D, axit folic, nicotinic, 25mg sắt…

Trong gian lợn chứa lượng lớn đạm chất lượng cao, các vitamin và khoáng chất thiết yếu - Ảnh minh họa: Internet

Ăn gan lợn có tốt không?

Mặt tốt của gan lợn

Như đã phân tích ở trên, nếu sử dụng đúng cách thì gan lợn là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Gan lợn đặc biệt tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương. Hơn thế, vitamin A có trong gan còn có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển ở trẻ.

Mặc không tốt của gan lợn

Chứa độc tố

Gan được biết đến là cơ quan chuyển hóa và giải trừ độc tố trên cơ thể người và động vật. Vì vậy, trong trường hợp của gan lợn, nó dễ tích tụ những chất cặn, kim loại nặng, chất tăng trưởng trong thức ăn. Nếu những con lợn không khỏe mạnh thì gan của chúng còn chứa nhiều độc tố, virus cùng các loại ký sinh nguy hiểm khác.

Chứa nhiều cholesterol

Thực tế việc nạp cholesterol vào cơ thể ở mỗi người là không hoàn toàn giống nhau. Thông thường khi nạp cholesterol vào thực phẩm, cơ thể sẽ sản xuất ít cholesterol hơn để cân bằng. Tuy nhiên, khoảng ¼ dân số nhạy cảm với cholesterol trong thực phẩm. Và nếu nạp nhiều cholesterol từ thực phẩm sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Sử dụng gan lợn đúng cách

Để sử dụng gan lợn đúng cách, bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Những đối tượng không nên dùng gan lợn

Bệnh nhân gout

Gout là một loại viêm khớp mà nguyên nhân đến từ nồng độ axit uric trong máu cao, các triệu chứng điển hình như đau, cứng, sưng khớp. Trong khi đó gan lại có nhiều purin để tạo thành axit uric. Do đó những bệnh nhân này phải nói không với gan.

Trong gan chứa nhiều purin để tạo thành axit uric - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai

Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề lượng vitamin A cao trong gan gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy để đảm bảo an toàn bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Người mỡ máu cao

Do gan lợn chứa lượng lớn protein nên sẽ làm nồng độ mỡ trong máu tăng lên cao. Do đó những người mỡ máu cao không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Cách chế biến ăn toàn

Trước khi quan tâm đến việc chế biến gan đúng cách, bạn cần chọn gan của những con lợn khỏe mạnh. Tốt nhất là mua tại những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Sau đó, bạn có thể tiến hành sơ chế theo các bước sau:

  • Bước 1: Đối với những miếng gan nguyên bạn cần cắt hoặc dùng dao khía. Sau đó, tất cả đều phải được rửa thật kỹ trực tiếp dưới vòi nước, loại bỏ máu dư.
  • Bước 2: Dùng nước muối để ngâm gan từ 10 đến 30 phút để phân hủy độc tố.
  • Bước 3: Sau khi ngâm cần rửa lại gan thật kỹ, bóp hết máu đọng và nấu thật chín thì mới sử dụng.

Liều lượng khi sử dụng

Đối với người lớn chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 đến 3 lần mỗi tuần, còn trẻ nhỏ chỉ nên ăn khoảng 30g mỗi bữa.

Gan lợn kỵ với thức ăn nước uống nào?

Khi chế biến các món ăn với gan lợn bạn cần tránh các sự kết hợp sau đây để đảm bảo >sức khỏe.

Gan lợn và súp lơ

Chất xơ trong súp lơ có thể kết hợp với sắt, đồng, kẽm trong gan nên sẽ làm giảm sự hấp thu của cơ thể với những nguyên tố vi lượng này.

Chất xơ trong súp lơ làm giảm hấp thu nguyên tố vi lượng trong gan lợn - Ảnh minh họa: Internet

Gan lợn và cà chua

Trong gan lợn chứa nhiều đồng, sắt nên sẽ dễ làm oxy hóa vitamin C có trong cà chua.

Gan lợn và giá đỗ

Gan lợn chứa nhiều các nguyên tố kim loại nên sẽ làm oxy hóa lượng lớn vitamin C trong giá đỗ. Điều này sẽ biến giá đỗ thành chất bã vô dụng.

>>> Xem thêm:

- Ăn gan gà có tốt không? Lợi ích bất ngờ của gan gà với sức khỏe

Giá đỗ sẽ biến thành chất bã vô dụng nếu kết hợp với gan - Ảnh minh họa: Internet

Gan lợn và thịt gà

Do các tính chất khác nhau như thịt gà tính hàn, ngọt vị trong khi gan heo tính vị 1 ấm 1 lạnh nên khi kết hợp sẽ gây ra các phản ứng sinh lý không tốt cho cơ thể.

Kết hợp gan lợn và thịt gà sẽ sinh ra phản ứng sinh lý - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra còn một số loại thực phẩm khác cũng không nên kết hợp với gan lợn như: gỏi cá, chim cút, ớt…

Ăn gan lợn tốt hay xấu tùy thuộc vào cách thức bạn sử dụng loại thực phẩm này. Gan lợn hoàn toàn có thể đóng vai trò là một “siêu thực phẩm” cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng cũng là độc tố nếu sử dụng sai cách. Mong những chia sẻ xoay quanh chủ đề ăn gan lợn có tốt không có thể giúp ích cho các bạn.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe