Mỗi người đều có các tế bào ung thư trong cơ thể, vậy tại sao chỉ có một số nhóm người phát triển thành bệnh? Biết đáp án chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ.
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới WHO: Ung thư là tên gọi chung của các bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các cơ quan của cơ thể, khi các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, xâm lấn các bộ phận và cơ quan khác.
Có một sự thật vô cùng đáng sợ đó là: Hầu hết tất cả chúng ta đều chứa các tế bào ung thư trong cơ thể. Các tế bào này sẽ "âm thầm" tồn tại, không được phát hiện cho đến khi chúng nhân lên, phát triển nhanh vượt trội.
Hầu hết tất cả chúng ta đều chứa các tế bào ung thư trong cơ thể.
Điều này thật sự vô cùng dễ hiểu. Để duy trì sự sống, cơ thể sẽ sản sinh khoảng 10 tỷ tế bào mỗi ngày và trong những tế bào mới này, chắc chắn sẽ xuất hiện một vài biến thể của tế bào ung thư. Cũng giống như máy móc, các tế bào đôi khi "mắc lỗi" trong quá trình phân chia và sao chép, tế bào ung thư chính là "sản phẩm" của những sai lầm đó.
Tuy nhiên, cơ sở tế bào của con người rất lớn và các tế bào ung thư thường được bao quanh bởi rất nhiều tế bào khỏe mạnh. Hơn nữa, con người còn có một "vũ khí" vô cùng tối cao đó chính là "hệ miễn dịch", chính vì vậy thông thường, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng sinh hình thành khối u. Đây cũng là lý do tại sao mọi người đều có tế bào ung thư, nhưng không phải ai cũng hình thành bệnh.
"Danh sách" những >bệnh ung thư phổ biến và nhóm người dễ mắc
Dù có hệ miễn dịch bảo vệ nhưng chúng ta vẫn không thể đảm bảo 100% cơ thể không bao giờ hình thành ung thư. Trong cuộc sống, không thể tránh những lúc cơ sở tế bào bị rò rỉ, khiến các tế bào ung thư thoát ra, nhân lên và phân chia "điên cuồng", mạnh mẽ đến mức hệ miễn dịch cũng không thể chống cự.
Bên cạnh đó, WHO cũng từng chỉ ra nhiều yếu tố góp phần hình thành ung thư như hút thuốc lá, uống rượu, thiếu ngủ, lười vận động, ăn đồ muối, sử dụng thực phẩm bị mốc... Có thể thấy, thói quen tốt là một tuyến phòng thủ quan trọng để chống lại các tế bào ung thư. Ngoài ra, nếu bạn có những yếu tố mà "ung thư cần", điều đó có nghĩa bạn dễ dàng mắc ung thư hơn những người khác.
1. Ung thư dạ dày
Nhóm người từ 50 đến 60 tuổi thường có chức năng miễn dịch suy giảm, lúc này cần thăm khám, điều trị dứt điểm chứng đau dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày để phòng ngừa nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày là người mang vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Nhóm người này sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 3 đến 5 lần so với những người khác.
Đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày là người mang vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày cũng có tỉ lệ mắc cao hơn khoảng 3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, nhóm người nghiện rượu, thuốc lá, thiếu vitamin A, E, C cũng có rủi ro cao.
2. Ung thư ruột
Nhóm người dễ mắc ung thư ruột thường có chung đặc điểm: Thích ăn đồ nóng, thói quen sinh hoạt bất thường, thích hút thuốc, uống rượu và thường xuyên thức khuya.
3. Ung thư phổi
Nhóm người mà ung thư phổi "thích" nhất thường là: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, người sau 45 tuổi mắc bệnh viêm phổi, bệnh bụi phổi...
Những người làm nghề: công nhân nhà máy hóa chất, cảnh sát giao thông, giáo viên, đầu bếp... do thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí độc, bụi phấn... nên có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.
4. Ung thư thực quản
Nhóm người từ 45 đến 65 tuổi, thích ăn thực phẩm bảo quản, có tiền sử gia đình mắc ung thư và bị viêm thực quản lâu ngày... cần chú ý vì có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.
Bàn chân là "bộ não thứ 2" của cơ thể: Nếu có 3 sự thay đổi này ở chân, coi chừng nhiều cơ quan nội tạng đang "kêu cứu"
5. Ung thư gan
Những người có nguy cơ mắc ung thư gan cao là những người bị viêm gan B hoặc C, bệnh nhân viêm gan siêu vi mãn tính. Ngoài ra, thói quen uống rượu, ăn thực phẩm mốc chứa aflatoxin, sử dụng nước ô nhiễm... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
6. Ung thư vú
Đây là một trong những loại ung thư vô cùng phổ biến với phụ nữ. Các yếu tố như béo phì, di truyền, sử dụng thuốc nội tiết tố, tuổi hành kinh sớm hoặc mãn kinh muộn, không cho con bú, ít vận động... đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
7. Ung thư tuyến giáp
Tỷ lệ mắc loại ung thư này thường cao hơn ở những phụ nữ luôn gặp căng thẳng, stress trong độ tuổi 20 đến 40, những người có tiền sử gia đình cũng nên chú ý.