Mặc dù nấu ăn tại nhà là hoạt động trị liệu khá vui vẻ nhưng không cẩn thận, bạn có thể mắc phải một vài thói quen xấu trong nhà bếp.
Dịch bệnh kéo dài, F0 tăng cao, thói quen nấu ăn tại nhà có lẽ chưa bao giờ được củng cố thường xuyên như lúc này. Với những người đi làm, đi học online, nhà bếp hẳn sẽ trở thành nơi bạn thường xuyên lui tới. Mặc dù nấu ăn tại nhà là hoạt động trị liệu khá vui vẻ nhưng không cẩn thận, bạn có thể mắc phải một vài thói quen xấu trong nhà bếp.
1. Làm nóng chảo không đúng cách
Nhiều món ăn yêu cầu bạn cho vào chảo ở nhiệt độ trung bình hoặc trung bình thấp. Có nhiều món cần nấu trong một khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo nấu chín cũng như giá trị >dinh dưỡng. Thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng tuân thủ đúng nguyên tắc này.
Lời khuyên cho bạn là hãy để chảo nóng lên đúng cách trong 1-2 phút trước khi bắt đầu chế biến, nấu nướng nhé.
2. Nấu mọi món ăn ở nhiệt độ cao
Đun nóng chảo trước khi bắt đầu nấu là điều tốt nhưng hãy chắc chắn chảo không bị quá nóng. Nếu bạn đang nấu món gì đó ở một nhiệt độ cụ thể và nó bắt đầu đóng cặn, có thể chảo quá nóng.
Cặn cháy chứa chất gây ung thư, không hề tốt cho >sức khỏe. Do đó hãy chú ý nấu ăn ở nhiệt độ phù hợp với từng món.
3. Làm sạch chảo gang bằng xà phòng
Nếu bạn có chảo gang dày dặn, chống dính và yên tâm hàng dùng bền lâu thì bạn đã nhầm. Bạn có thể làm hỏng chiếc chảo gang này bằng việc rửa nhiều xà phòng. Mặc dù một lượng nhỏ xà phòng cũng không sao - đặc biệt nếu bạn đang cố gắng lấy những mẩu thức ăn sót lại - nhưng việc ngâm chảo trong xà phòng không bao giờ tốt.
Một chiếc chảo chống dính thực sự sẽ có thể rửa sạch bằng một ít nước ấm với việc kỳ cọ nhẹ nhàng bằng miếng bọt biển mềm mại.
4. Không cho thịt được "nghỉ ngơi"
Nếu bạn đang cắt miếng bít tết ngay sau khi lấy ra khỏi vỉ nướng thì tin buồn là bạn sẽ ăn phải một món dai hơn bạn nghĩ. Đó là bởi vì bạn đã không dành thời gian để thịt nghỉ sau khi nấu chín.
Khi bạn nấu một miếng thịt, nước thường chảy ra trên bề mặt. Nếu bạn dùng dao cắt nhỏ ngay sẽ khiến nước thoát ra ngoài, làm thịt dai và kém ngon.
Thay vào đó, hãy dành khoảng 5 phút cho phép nước ép thấm trở lại miếng bít tết, tạo ra một miếng thịt ngon ngọt. Bạn cũng nên "ủ" miếng bít tết bằng cách đặt lỏng một miếng giấy nhôm lên trên nó trong thời gian "nghỉ ngơi".
5. Không chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trước khi nấu
Nhiều món ăn đòi hỏi bạn phải thực hiện các thao tác liên tục. Thế nhưng bạn có thể bị rối tung nếu không chuẩn bị nguyên liệu trước khi nấu. Kết quả là món ăn có thể bị cháy, chất lượng món ăn giảm...
6. Rửa thịt gà sống trong bồn rửa trước khi chế biến
CDC khuyến cáo không bao giờ nên rửa thịt gà sống trong bồn rửa trước khi chế biến vì điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Rửa thịt gà kiểu này có khả năng lây lan vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm, như Salmonella hoặc Campylobacter, sang các bề mặt hoặc đồ dùng khác. Nếu những bề mặt hoặc đồ dùng này không được làm sạch hoặc khử trùng, nó có thể lây lan sang thực phẩm chế biến sẵn và gây bệnh cho mọi người trong gia đình.
7. Không xếp đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách
Tủ lạnh của bạn thực sự có thể khiến bạn mắc bệnh nếu không biết sắp xếp đồ ăn đúng cách. Bạn có thể xếp thịt chưa nấu chín cạnh rau củ quả tươi sống, đính kèm thêm thực phẩm chế biến sẵn... và điều này thực sự tai hại. Vi khuẩn sẽ lây lan từ thịt sống sang đồ ăn của bạn dễ dàng.
8. Không thường xuyên thay miếng bọt biển rửa bát đũa
Bọt biển thường là nơi sinh sản của vi trùng, đó là lý do tại sao bạn nên thay nó ít nhất mỗi tháng.
Một nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy, bọt biển có thể mang tới 362 loại vi khuẩn, bao gồm cả phân! Nếu bạn không có máy rửa bát và đang sử dụng miếng bọt biển thường xuyên, hãy thay sau mỗi 2 tuần để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Thay vì nấu ăn dạng nướng, chiên xào nên sử dụng nhiều các phương pháp hầm, hấp, luộc sẽ giảm lượng các chất độc hại trong thực phẩm. Đây cũng là các phương pháp nấu ăn tốt nhất phòng chống ung thư.
- Hạn chế cho đường vào các món ăn. Đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư nhưng ăn đường nhiều sẽ làm tăng lượng calo, gây thừa cân, béo phì - từ đó gián tiếp gây bệnh.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả trong các bữa ăn hàng ngày vì vitamin, chất chống oxy hóa trong những loại thực phẩm này rất dồi dào, giúp phòng chống ung thư hiệu quả.