Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ thấp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, năng lượng và tinh thần mà còn làm giảm hiệu quả công việc cũng như học tập.
Mất ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, như rối loạn nhịp sinh học, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, >mất ngủ còn làm giảm khả năng tập trung, nhớ, sáng tạo và ra quyết định của bạn. Và, vào một thời điểm nào đó trong đời, chúng sẽ khiến bạn điên cuồng tìm kiếm trên Google những ">mẹo ngủ ngon nhất" vào lúc 3 giờ sáng?
Khi nói đến những phương pháp >cải thiện giấc ngủ được nhiều người đồng tình, thì có 1 sự thật rằng, những gì hiệu quả với người khác có thể không hiệu quả với bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu tính hiệu quả đằng sau một số những mẹo ngủ ngon trên internet.
1. Uống Cannabidiol trước khi đi ngủ
Thị trường cannabidiol đã bùng nổ trong vài năm qua. Chúng thường được sử dụng để giúp giảm lo âu, giảm viêm và giảm đau. Một lý do phổ biến khác khiến mọi người chọn dùng là để họ đi vào giấc ngủ.
Nhưng tính đến hiện nay, chưa có có 1 kết luận từ nghiên cứu lớn nào đủ mạnh để khẳng định vai trò của Cannabidiol trong điều trị mất ngủ.
2. Đeo kính "ánh sáng xanh"
Việc tăng thời gian sử dụng hay thậm chí phụ thuộc vào thiết bị điện tử quá phổ biến hiện nay. Kính ánh sáng xanh, có tròng kính được thiết kế đặc biệt giúp giảm khả năng tiếp xúc với ánh sáng năng lượng cao, có thể hữu ích đối với một số người nếu họ tiếp xúc với ánh sáng chói hoặc màn hình sáng trong 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Về lý thuyết, điều này có thể đảm bảo cơ thể vẫn sản xuất hormone melatonin, loại hormone đưa ra tín hiệu cho cơ thể đi ngủ. Tác dụng này chủ yếu được báo cáo trong các nghiên cứu nhỏ. Nổi bật là nghiên cứu về đeo kính này trong 3 tháng cuối của thai kì, giúp sản xuất melatonin, nhưng điều này lại không có tác động đáng kể đến giấc ngủ.
3. Bổ sung magie
Về mặt lý thuyết, magie có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhưng về mặt thực tế, chưa có 1 thử nghiệm nào đủ thuyết phục. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng (so với giả dược) magie giúp mọi người ngủ nhanh hơn 17 phút và ngủ lâu hơn 16 phút nhưng sự gia tăng thời gian ngủ này không có ý nghĩa thống kê (không có sự khác biệt đáng kể). Tuy nhiên, chất bổ sung magie rẻ và khá an toàn, vì vậy nó có thể không gây hại nhiều nếu dùng ở liều khuyến cáo.
4. Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ
Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều lần về vấn đề này. Trên cơ sở cho rằng ánh sáng xanh từ điện thoại làm gián đoạn giấc ngủ bằng cách tác động vào việc sản xuất melatonin - hormone của giấc ngủ. Nhưng việc lướt điện thoại không mục đích kéo dài hàng giờ, và ánh sáng trong phòng có vai trò quan trọng không kém gây ra khó ngủ.
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng chói vào ban đêm. Tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng thiết bị kĩ thuật số ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ để đầu óc của bạn được nghỉ ngơi và giảm khả năng bị kích thích tâm lý hoặc bị phân tâm khi lướt thông tin. Trên thực tế, nhiều người vẫn biết lướt điện thoại trong đêm không tốt nhưng không phải ai cũng có thể vượt qua "cám dỗ" trước những thông tin cần "hóng" trên mạng mỗi tối.
5. Giữ phòng ngủ luôn mát mẻ
Để chìm vào giấc ngủ, chúng ta cần nhiệt độ cơ thể mát mẻ. Điều này thực sự có hiệu quả. Nếu bạn từng cố ngủ trong 1 không gian nóng bức bạn sẽ nhận ra nóng là thật sự là 1 vấn đề gây mất ngủ.
6. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Việc dùng nước ấm có thể khiến bạn ngủ nhanh hơn trung bình 10 phút và mang lại giấc ngủ chất lượng hơn. Do giúp chúng giúp đẩy lưu lượng máu đến các chi giúp nhiệt độ cơ thể của bạn hạ xuống, điều này rất quan trọng để đi vào giấc ngủ sâu.
7. Hẹn giờ dậy vào đúng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần
Tất cả chúng ta đều thích "ngủ nướng" vào cuối tuần, nhưng nếu bạn thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bạn đang giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học và cơ thể có thể dự đoán thời gian thức và ngủ bằng cách giải phóng đúng hormone vào đúng thời điểm.
Không phải mất ngủ cấp tính nào cũng thành mất ngủ mạn tính, lo lắng và căng thẳng sẽ khiến mất ngủ trở nên nặng hơn. Việc sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ cũng chỉ là biện pháp tạm thời, cốt lõi vẫn là thay đổi thói quen giúp giấc ngủ tốt hơn bằng sự nỗ lực và kiên trì của bạn.
BS Nguyễn Thị Hải Đan