Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang không ngừng tăng lên. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của vô số người, trở thành “sát thủ” của sức khỏe con người. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc: Tại sao ung thư cứ đột nhiên xuất hiện, cứ làm cho con người không kịp phòng ngừa?
Trên thực tế, ung thư không phải tự nhiên xuất hiện mà đã quá một quá trình tích lũy lâu dài, khi bệnh trở nặng mới có những biểu hiện rõ ràng ra ngoài. Bên cạnh gen di truyền, một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt có thể gây ra ung thư. Các khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng, ung thư có liên hệ mật thiết đến 6 thói quen tưởng là tiết kiệm nhưng thực chất lại là mầm bệnh chết người.
1. Tiết kiệm điện: khi nấu nướng không bật máy hút mùi
Hiện nay, hầu như gia đình nào cũng có máy hút mùi. Tuy nhiên, một số người, đặc biệt là người cao tuổi có thói quen tiết kiệm, lo tốn điện nên thường không bật máy hút mùi khi nấu ăn.
Các nghiên cứu chỉ ra, dưới nhiệt độ cao, nếu không được hút mùi, các chất độc hại sản sinh ra từ quá trình biến đổi của dầu ăn sẽ tồn tại trong bếp. Ở nhiệt độ từ 130-200°C, dầu ăn sẽ sinh ra các chất độc mạnh như nitơ oxit, benzopyrene, dinitrophenol (DNP).
Nếu hít phải các khí này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, có thể gây viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, nặng hơn có thể gây ra ung thư.
2. Tiết kiệm tiền: Giữ lại trái cây và rau quả đã bị hỏng
Tùy từng loại thực phẩm mà sau một thời gian nhất định, chúng sẽ có dấu hiệu bị hỏng. Lúc này, vì tiết kiệm, nhiều người sẽ chọn cách cắt bỏ những phần ôi thiu, mốc rồi ăn tiếp, nhưng liệu cách xử lý này có thực sự an toàn? Hãy coi chừng một lượng lớn các chất có "yếu tố gây ung thư" đã được sản sinh bên trong rau củ!
Khi thực phẩm giàu tinh bột hoặc các loại trái cây bị hỏng, chúng sẽ sinh ra nấm Aspergillus flavus, Alternaria Alternata, Penicillium dilatatum, khi ăn vào trong thời gian dài có thể gây rối loạn trao đổi chất, thay đổi DNA và gây ung thư gan.
Để tránh lãng phí thực phẩm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư, mọi người nên mua rau củ, trái cây càng tươi càng tốt, mua về ăn ngay, nếu thực phẩm bị thối, tốt nhất không nên ăn. Còn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô, đỗ,... nên được bảo quản ở nơi khô ráo, kín gió. Ngoài ra, có thể làm gói hút ẩm từ hạt tiêu và tảo bẹ khô để ngăn ngừa sâu mọt, nấm mốc. Một khi thực phẩm bị mốc, tốt nhất hãy bỏ đi.
3. Tận dụng thức ăn đã để qua đêm
Thói quen tận dụng thức ăn đã để qua đêm có thể là một cách tiết kiệm, nhưng kiểu “tiết kiệm” này lại là một kiểu “làm khổ” cơ thể.
Một ví dụ điển hình là rau. Rau để qua đêm không chỉ mất nhiều chất >dinh dưỡng mà còn dễ sinh vi khuẩn, những người bụng dạ sẽ dễ bị tiêu chảy sau khi ăn. Bên cạnh đó, rau để qua đêm sẽ sinh ra nitrit, khi vào dạ dày, nitrit sẽ phản ứng với protein để tạo ra nitrosamine gây ung thư. Nếu những chất này tồn tại trong cơ thể qua một thời gian dài có thể gây đột biến tế bào và gây ung thư dạ dày.
4. Lười vận động
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngồi nhiều, ít vận động rất dễ bị béo bụng. Nếu lượng mỡ tích tụ nhiều trong gan sẽ từ từ tiến triển thành gan nhiễm mỡ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan mà còn dễ làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Các bác sĩ khuyến khích những người phải ngồi nhiều cứ sau một giờ, hãy đứng lên vận động nhẹ nhàng, xoa bóp khớp gối để thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời duy trì việc >luyện tập thể dục thể thao từ 30-40 phút mỗi ngày.
5. Lười ăn sáng
Bữa sáng cung cấp khoảng 30% nhu cầu năng lượng hàng ngày cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua bữa sáng để dành thời gian cho những việc khác. Lâu dần, thói quen này sẽ gây ra những hậu quả to lớn cho >sức khỏe.
Việc không ăn sáng trong thời gian dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, dễ bị chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, đồng thời khiến hệ thống nội tiết như tuyến giáp bị mất cân bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ táo bón, viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh khác.
Theo một cuộc khảo sát dài hạn theo dõi 7000 người của Đại học Erlangen ở Đức, 40% những người có thói bỏ bữa sáng có tuổi thọ ít hơn trung bình 2,5 năm so với những người khác.
Hãy ăn sáng đúng giờ, tốt nhất là không quá 9 giờ 30 phút. Ngoài ra, bữa sáng phải đủ dinh dưỡng, gồm: thực phẩm giàu tinh bột, đạm chất lượng cao như trứng và sữa và 1-2 loại rau quả tươi để đảm bảo cân đối dinh dưỡng.
6. Lười kiểm tra sức khỏe định kỳ
Một phần ba trong số các bệnh ung thư thực sự có cách chữa khỏi, miễn là bệnh được phát hiện sớm. Nhưng nhiều người chưa ý thức được sự quan trọng của việc khám sức khỏe định kỹ cũng như tầm soát ung thư sớm, bỏ qua các dấu hiệu ung thư trên cơ thể, bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất để bệnh tình diễn biến xấu, thực sự trở thành bệnh nan y.
Ví dụ như ung thư đại trực tràng, tỷ lệ sống trung bình trong 5 năm đối với ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu cao tới 90%, trong khi tỷ lệ sống ở giai đoạn muộn chỉ là 14%. Vì vậy, việc hình thành ý thức khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt đối với nhóm nguy cơ cao, chú ý tầm soát ung thư, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Các bác sĩ khuyên rằng, mọi người nên đi tầm soát ung thư 1-2 lần mỗi năm, đặc biệt là những người trên 40 tuổi và những người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư. Đây chính là hành động thiết thực nhất để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mỗi người.