Môi miệng là một vấn đề nan giải mà nhiều người vẫn đang mắc phải. Đó không chỉ vì lười vệ sinh mà gây ra, mà còn do nhiều thói quen khác nữa. Sau đây em sẽ chỉ các chị biết những nguyên nhân chính gây hôi miệng và cách chữa trị.
Vấn đề vệ sinh răng miệng được xem rất quan trọng, nhưng đánh răng 2 lần trên 1 ngày và cả việc nhai kẹo cao su vẫn là chưa đủ. Bởi ngay cả sau khi làm những việc đó xong thì miệng chúng ta vẫn có mùi hôi vì những thói quen hàng ngày.
Các nguyên nhân chính gây >hôi miệng
1. Uống ít nước
Khi không uống đủ nước khiến cho nước bên trong cơ thể chúng ta ở dưới mức cần thiết và làm cho khoang miệng sẽ hạn chế tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi và bảo vệ khoang miệng.
Thế nên, nước bọt càng ít cũng đồng nghĩa với việc các tế bào tại đây sẽ chết đi và phát ra những mùi hôi khó chịu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống đủ từ 6 - 8 cốc nước/ngày để đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể.
2. Cà phê
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống cà phê có thể làm tăng năng lượng, cải thiện trí nhớ và cả ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng cà phê có thể làm thể làm bạn bị hôi miệng. Vì cà phê sẽ làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và làm miệng chúng ta khô nhanh hơn.
3. Không thay bàn chải đánh răng
Đây là vấn đề khá phổ biến. Vì thông thường chẳng mấy ai quan tâm bàn chải mình đang dùng đã đánh được bao lâu, chỉ cần vẫn dùng được. Nhưng thực tế thì lại khác, vì trên bàn chải có chứa hàng triệu vi khuẩn nhất là sau khi sử dụng hơn 3 tháng. Trong số đó có cả vi khuẩn E Coli trong phân người.
Vì thế mà các nha sĩ khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng mới 3 tháng 1 lần, để đảm bảo không mắc các vấn đề về răng miệng, nhất là vấn đề về mùi hôi.
4. Không vệ sinh lưỡi
Đây cũng là vấn đề mà nhiều người chẳng mấy quan tâm khi đánh răng. Nhưng xét theo thực tế thì việc vệ sinh lưỡi rất quan trọng trong việc giảm thiểu mùi hôi miệng.
Do các vi khuẩn thường bám và tích lũy ở các khu vực của lưỡi ở giữa vị giác nên dù có uống nước hay súc miệng thì cũng không thể làm sạch vi khuẩn được. Thế nên tốt nhất là khi đánh răng bạn nên thêm một bước chải lưỡi nữa sẽ có thể ngăn ngừa mùi hôi miệng đến hơn 70%.
5. Sỏi Amidan
Sỏi amidan là những khối nhỏ màu trắng vàng xuất hiện xung quanh 2 túi amidan trong vòm họng. Thông thường sỏi amidan khá vô hại nhưng đây lại là thức ăn quá xuất sắc dành cho vi khuẩn.
Chúng sẽ sinh sôi tại đây và đến khi đạt đủ số lượng, amidan của bạn sẽ bị sưng tấy nghiêm trọng. Trong quá trình vi khuẩn sinh sôi và phát triển chúng sẽ thải ra các khí sulfur có mùi thối, khiến hơi thở của bạn cũng có mùi hương khó chịu.
6. Thở bằng miệng
Mỗi khi bị ngạt mũi, không ít người đã thở bằng miệng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người có thói quen thở bằng miệng. Khi miệng mở trong thời gian dài, nó sẽ bị khô và khô miệng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Cách chữa trị hôi miệng
- Dùng nước muối pha loãng súc miệng hàng ngày.
- Nhai lá chè xanh có thể giúp giảm hôi miệng rất hữu hiệu.
- Sử dụng chanh. Có thể vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc chải răng 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng vỏ chanh đã rửa sạch nhai thật kỹ rồi nuốt cũng chữa hôi miệng rất hiệu quả.
- Lấy lá ngò gai sắc với nước thật đặc, thêm vào đó vài hạt muối để súc miệng và khò họng nhiều lần trong ngày, đảm bảo mùi hôi miệng sẽ không còn.
- Dùng gừng pha trà và thêm vài lát chanh cũng khiến hơi thở thơm tho hơn.
- Ăn sữa chua hàng ngày cũng giúp làm sạch và ngăn chặn mảng bám. Làm khoang miệng được sạch sẽ và không còn mùi hôi.
- Dùng nước quế cũng rất hữu hiệu trong việc chữa trị hôi miệng mà còn đem lại cho hơi thở mùi hương rất dễ chịu.